Ngày đăng tin : 26/12/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Tiền làm thêm giờ phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động được xác định là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Thu nhập từ tiền làm thêm giờ được tính là tiền lương, tiền công nên cũng sẽ bị tính thuế TNCN.
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC cũng quy định:
Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
Theo đó, tiền lương làm thêm giờ sẽ được miễn một phần khi tính thuế TNCN. Số tiền được được miễn là phần thu nhập được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc trong giờ theo quy định Bộ luật Lao động.
Cụ thể:
Phần tiền lương làm thêm giờ được miễn thuế TNCN | = | Tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ | - | Tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường |
Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường là 50.000 đồng/giờ.
- Làm thêm giờ vào ngày thường: Ông A được trả 75.000 đồng/giờ.
Thu nhập được miễn thuế TNCN = 75.000 đồng - 50.000 đồng = 25.000 đồng/giờ.
- Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần: Ông A được trả 100.000 đồng/giờ.
Thu nhập được miễn thuế TNCN = 100.000 đồng - 50.000 đồng = 50.000 đồng/giờ.
2. Tiền thưởng có được miễn thuế thu nhập cá nhân?
Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, chỉ có 4 khoản tiền sau mới được miễn thuế TNCN, bao gồm:
1 - Tiền thưởng kèm theo danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tính cả tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2 - Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
3 - Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
4 - Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước.
Đối chiếu với quy định trên, trường hợp được công ty thưởng bằng tiền cho những nỗ lực trong quá trình làm việc thì khoản thưởng đó sẽ không được miễn thuế TNCN.
Số tiền thưởng sẽ được tính vào tổng thu nhập chịu thuế TNCN để tính toán mức thuế phải đóng.
3. Tiền ăn trưa, ăn giữa ca có thể bị tính thuế thu nhập cá nhân?
Điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Theo đó, tiền ăn trưa, ăn giữa ca của người lao động chỉ bị tính thuế thu nhập cá nhân đối với phần chi vượt quá mức ăn trưa theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hiện nay, theo khoản 4 Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH, mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là tối đa 730.000 đồng/người/tháng.
Với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, mức chi tiền ăn tối đa cũng không được vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước là 730.000 đồng/người/tháng.
Như vậy, với mức tiền ăn trưa, ăn giữa ca từ 730.000 đồng/người/tháng thì người lao động sẽ không phải đóng thuế TNCN. Nếu tiền ăn vượt quá mức trên thì phần vượt quá sẽ được cộng vào tổng thu nhập chịu thuế TNCN.
4. Nhận lương hưu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Trong số các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập, điểm k khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC đã nêu rõ:
Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
k) Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện.
Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu được trả từ nước ngoài.
Như vậy, khoản lương hưu hằng tháng của người lao động sẽ được miễn thuế TNCN. Tuy nhiên, nếu đã nghỉ hưu mà vẫn đi làm thì phần thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động vẫn bị tính thuế TNCN như các trường hợp thông thường.
5. Mỗi người được giảm trừ gia cảnh tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mỗi cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ được giảm trừ gia cảnh với chính bản thân và giảm trừ gia cảnh với những người phụ thuộc. Cụ thể:
- Giảm trừ với bản thân người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng.
- Giảm trừ với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng/người.
Bên cạnh đó, pháp luật không có quy định về việc giới hạn số lượng người phụ thuộc nên người lao động khi tính thuế TNCN sẽ không bị giới hạn số tiền giảm trừ gia cảnh tối đa.
Người phụ thuộc được đăng ký chỉ cần thỏa mãn các điều kiện theo quy định thì người lao động sẽ được giảm trừ gia cảnh theo mức 4,4 triệu đồng/tháng/người. Tùy vào số lượng người phụ thuộc mà cá nhân sẽ được giảm trừ gia cảnh như sau:
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hộ kinh doanh nào bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/6/2025? Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hộ kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ ngày 01/6/2025 trong trường các hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế); Có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (theo khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế). Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
1. Sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí có mã của cơ quan thuế Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/ Bước 2: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí Đăng nhập bằng mã số thuế của hộ kinh doanh. Điền đầy đủ thông tin theo mẫu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí. Ký số hoặc ký điện tử theo hướng dẫn (nếu có).
Trường hợp được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói Theo khoản 2 Điều 14 tại Bộ luật Lao động 2019 quy định: “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025): Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !