Ngày đăng tin : 03/11/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. 7 trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế
Khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế gồm:
- Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn theo quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế mà làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm.
Thời gian tính tiền chậm nộp được tính kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu.
- Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019.
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế mà làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn trả nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thuế thì phải nộp tiền chậm nộp với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách.
- Trường hợp người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định khoản 3 Điều 137 Luật Quản lý thuế 2019.
- Trường hợp người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019.
- Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế mà chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách thì phải nộp tiền chậm nộp với số tiền chậm chuyển theo quy định.
2. Cách tính tiền chậm nộp tiền thuế
Khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định mức tính tiền chậm nộp tiền thuế và thời gian tính tiền chậm nộp như sau:
“a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.”.
Như vậy, tiền chậm nộp 01 ngày được tính như sau:
Mức tính tiền chậm nộp 01 ngày = 0,03% x Số tiền thuế chậm nộp
3. 4 trường hợp không tính tiền chậm nộp
Khoản 5 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp không tính tiền chậm nộp tiền thuế, cụ thể:
- Người nộp thuế cung ứng dịch vụ, hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách chưa thanh toán.
- Hàng hóa phải giám định, phân tích để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả giám định, phân tích
- Hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chưa có giá chính thức.
- Hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì không phải nộp tiền chậm nộp trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
Lưu ý: Chưa tính tiền chậm nộp với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019.
4. Khi nào được miễn tiền chậm nộp?
Theo khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, về nguyên tắc thì người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp nhưng sẽ được miễn tiền chậm nộp tiền thuế nếu thuộc trường hợp bất khả kháng, cụ thể:
- Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
- Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định Chính phủ.
5. Phân biệt tiền chậm nộp tiền thuế với tiền phạt chậm nộp thuế
Tiền chậm nộp liên quan đến thuế gồm 02 loại: Tiền chậm nộp tiền thuế và tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
Đều là chậm nộp nhưng hai loại này khác nhau về bản chất và mức nộp, cụ thể:
Tiêu chí | Tiền chậm nộp tiền thuế | Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế |
Trường hợp áp dụng | Khi người nộp thuế chậm nộp tiền thuế (xem chi tiết tại mục trên) | Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế |
Mức nộp | 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp | 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp |
Căn cứ pháp lý | Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 | Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: + Tại khoản 2 Điều 42 quy định: Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn. - Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại: Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Điều 7. Giá tính thuế … 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !