Ngày đăng tin : 16/09/2020
Chia sẻ thông tin hữu ích
Kế toán là nghề luôn nằm trong top những ngành nghề hot, hàng năm có cả chục nghìn sinh viên thi vào các trường đại học để theo đuổi chuyên ngành này. Công việc được đánh giá là “việc nhẹ, lương cao”, có tính ổn định nên không khó hiểu khi đây trở thành ngành nghề được nhiều người lựa chọn. Với đặc điểm là nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh, hằng năm ở nước ta các công ty, doanh nghiệp mọc lên như nấm, dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực kế toán tăng cao, cơ hội việc làm trong ngành kế toán cũng rộng mở. Tuy nhiên tại sao vẫn có nhiều sinh viên học kế toán ra trường không có việc làm. Liệu có phải nguồn cung dư ra quá nhiều hay do các ứng viên chưa đủ năng lực để có được một vị trí trong các doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mời các bạn đọc bài viết!
Kế toán luôn có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Đây sẽ là bộ phận thiết yếu của mỗi công ty nếu muốn hoạt động kinh doanh của mình được công nhận là đúng pháp luật. Kế toán sẽ chịu trách nhiệm về mọi chứng từ, số liệu, thống kê, kiểm soát tình hình tài chính và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến kê khai và quyết toán thuế. Công việc ưu tiên và hàng đầu của một kế toán là giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích các con số trong kinh doanh. Một doanh nghiệp thành công biết rõ cách phân bổ chi phí hợp lý, làm sao để tăng lợi nhuận tối đa và giảm thiểu chi phí. Các nghiệp vụ kế toán nếu được thực hiện đầy đủ, kịp thời và chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi được dòng tài chính, kiểm soát được các khoản nợ đối với người và doanh nghiệp khác và ngược lại. Tất cả thủ tục và báo cáo đó giúp vẽ nên bức tranh toàn cảnh về kinh doanh và lợi nhuận doanh nghiệp.
Ở một khía cạnh khác nhân viên kế toán cũng là người cố vấn kinh doanh đưa ra những nhận định có ảnh hưởng lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt đối với các công ty và doanh nghiệp nhỏ. Với nghiệp vụ kế toán, họ hiểu rõ toàn bộ vòng tròn hoạt động kinh doanh, từ khâu mở đầu, trong suốt quá trình phát triển và đến khi đóng lại. Chính vì thế, trong mọi thời điểm, những đóng góp của các chuyên gia kế toán có giá trị rất lớn.
Việt Nam là nước đang có nền kinh tế phát triển nhanh, đặc biệt lại đang chú trọng đến việc hội nhập, giao thương, mở rộng với nước ngoài. Vị thế của nghề kế toán ngày càng được củng cố. Các doanh nghiệp chú trọng hơn đến bộ phận kế toán và luôn tìm những ứng viên xuất sắc để hoàn thiện bộ máy và nâng cao hiệu quả công việc,
Dựa trên số liệu thống kê năm 2017, Việt Nam có khoảng hơn 500.000 doanh nghiệp lớn nhỏ. Mỗi doanh nghiệp trung bình cần tới 5-6 kế toán để duy trì hoạt động với thu nhập từ 7-9 triệu đồng.
Ở thời điểm hiện tại, số lượng doanh nghiệp chắc chắn đã lớn hơn rất nhiều khi mà startup hiện tại đang trở thành trào lưu và hàng năm số doanh nghiệp mới liên tục mọc lên như nấm, điều đó đồng nghĩa với nhu cầu với ngành kế toán luôn ở mức cao. Đây sẽ là một thuận lợi cho những sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm có cơ hội làm việc, cọ xát và phát triển bản thân.
Được đánh giá là ngành hot, dễ hiểu khi mỗi năm lại có hàng chục ngàn sinh viên thi vào ngành này ở các trường đại học. Số lượng cử nhân kế toán tốt nghiệp hàng năm cũng rất lớn. Chất lượng hơn số lượng chính là quy chuẩn chung của bất cứ ngành nghề nào. Tuy nhiên vì chạy theo nhu cầu trước mắt, nhiều cơ sở đào tạo lại đi theo quy chuẩn ngược lại. Chỉ chú trọng đến số lượng và lợi nhuận mà không nâng cao trình độ đào tạo. Số lượng sinh viên ngành kế toán mỗi năm đều không ngừng tăng cao nhưng hệ thống đào tạo lại không chịu đổi mới. Kết quả là những cử nhân với cái đầu nặng kiến thức mà không có kinh nghiệm thực tế.
Việc cung lớn hơn cầu không phải là vấn đề của chỉ riêng ngành kế toán mà bất kì ngành nghề nào trong xã hội cũng vậy. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cơ hội của bạn bị mất đi mà đòi hỏi bạn phải liên tục học hỏi trau dồi nâng cao trình độ của bản thân, nắm vững các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Khi bạn có năng lực, công việc sẽ luôn chờ đón bạn.
Người ta thường nói nghề kế toán khô khan, rạch ròi khi phải làm việc với những con số. Nhưng chỉ cần có đam mê với công việc, chắc chắn các kế toán viên sẽ cảm thấy hạnh phúc khi có thể sắp xếp những con số vào đúng vị trí. Ngoài ra sự đam mê cũng thôi thúc bạn không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng để trở thành kế toán giỏi.
Hiện nay theo đánh giá chung từ những kết quả tổng hợp, mức lương của kế toán mới ra trường dao động từ khoảng 3.000.000đ – 5.000.000đ. Kế toán có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên thì mức lương khoảng từ 6.000.000đ – 8.000.000đ. Còn đối với kế toán trưởng thì mức lương hơn 10.000.000đ trở lên. Tất nhiên mức lương này còn tùy thuộc vào năng lực làm việc, yêu cầu và tính chất công việc của bạn. Bạn làm tốt chắc chắn sẽ được thăng tiến, phát triển hơn.
Bên cạnh đó, với sự bùng nổ của thời đại công nghệ, những sự thay đổi trong phương pháp làm việc cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định. Đặc biệt là sự ra đời của các loại hình dịch vụ kế toán đã tạo nên một xu hướng làm kế toán mới.
Ngành nghề nào cũng có những khó khăn và thách thức, đối với nghề kế toán cũng vậy.
Hiện nay với thực tế là nguồn cung lớn hơn cầu dẫn đến mức độ cạnh tranh cao, để có được vị trí trong các doanh nghiệp bạn phải nắm chắc những kỹ năng cơ bản ngoài ra phải thông thạo ngoại ngữ và có các kỹ năng mềm trong xử lý tình huống. Nhưng có được một vị trí không có nghĩa là bạn đã an toàn. Các công ty hiện nay đều có tham vọng phát triển ngày một lớn mạnh nên họ cực kỳ kỹ lưỡng khi sử dụng nhân sự. Hàng năm các công ty đều thực hiện cải tổ nhân sự và sẵn sàng thay thế những nhân viên cũ nếu bạn không đáp ứng được các yêu cầu công việc trong khi có nhiều ứng viên tiềm năng khác đang muốn ứng tuyển vào vị trí đó. Vì thế công việc kế toán là công việc luôn luôn phải học hỏi và trau dồi bản thân.
Bên cạnh đó áp lực trong ngành này là điều rõ ràng. Trái với nhận định chủ quan về kế toán là nghề việc nhẹ - lương cao thì trên thực tế, với việc suốt ngày làm việc với những con số lớn, hàng xấp hồ sơ, tài liệu về thống kê, giải trình, chỉ cần một sai sót nhỏ trong công việc cũng đủ để gây ra những hậu quả khôn lường. Vì vậy áp lực về sự chính xác và thời gian cũng là thách thức lớn, nếu bạn không phải là chọn công việc kế toán vì sở thích và đam mê thì nó sẽ khá khó khăn cho bạn. Và mức lương đối với sinh viên mới ra trường trong ngành này cũng không hề lý tưởng như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ dao động ở mức từ 3 - 5 triệu thôi. Nếu với mức sống ở một thành phố như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh thì mức lương này quả là một thách thức lớn.
Một số lời khuyên dành cho những sinh viên đang theo học ngành kế toán hiện nay:
- Chọn địa chỉ đào tạo ngành kế toán uy tín, chất lượng. Môi trường đào tạo chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp những cử nhân kế toán tương lai chắc bước. Khi đã nắm vững kiến thức, mọi vấn đề sẽ dễ dàng được giải quyết.
- Luôn trong tâm thế sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, xem đó là chất xúc tác để cải thiện và nâng cao khả năng, trình độ của bản thân. Không ngừng học hỏi và phát triển theo chuẩn mực mà các doanh nghiệp đang cần.
- Chủ động phát triển các kỹ năng mềm ngoài kỹ năng chuyên môn. Trong thời buổi hội nhập như hiện nay, Tiếng Anh, tin học, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống chắc chắn là những yếu tố bạn cần phải có nếu muốn con đường thăng tiến của mình rộng mở rồi.
Không chỉ trong công việc kế toán mà bất kỳ công việc gì, thái độ cầu thị, đam mê và tinh thần chủ động học hỏi, chủ động trong mọi thử thách chính là chìa khóa để các bạn bước đến cánh cửa thành công. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ iusp ích cho các bạn.
Chúc các bạn thành công!
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: * Đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặc chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số;
5 trường hợp được hưởng 100% BHYT từ ngày 01/7/2025 Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: (1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm: - Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 5921/TCT-CS về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, trả lời công văn số 2960/CTĐLA-HKDCN ngày 09/10/2024 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, tại Công văn 5921/TCT-CS Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại tiết d, tiết đ khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024) quy định: “1. Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau đây: … d) Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; đ) Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;”
1. Sàn thương mại điện tử nộp thuế cho người bán từ 01/01/2025 Điểm b khoản 5 Điều Luật số 56/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025 đã bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trường hợp hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi trách nhiệm và cách thức các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý nền tảng số và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của các hộ, cá nhân...
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !