Ngày đăng tin : 26/11/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ và sẽ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong doanh nghiệp của mình.
Mỗi một cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không được đồng thời là một chủ hộ kinh doanh hay thành viên hợp danh trong một công ty hợp danh khác.
Điều này cũng có nghĩa rằng doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát các loại hình chứng khoán cũng như kêu gọi vốn để thành lập hoặc mua cổ phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân cần đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì điều kiện để thành lập được doanh nghiệp tư nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện chung cũng như điều kiện riêng theo quy định như sau;
Về điều kiện chung:
Tên doanh nghiệp không được trùng với doanh nghiệp khác, không gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác trên cả nước.
Trụ sở chính của công ty đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền sử dụng hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khu quy hoạch của địa phương.
Ngành nghề kinh doanh phải là những ngành nghề không bị cấm và không vi phạm đạo đức.
Vốn đầu tư doanh nghiệp tư nhân đảm bảo vốn pháp định đối với ngành nghề yêu cầu.
Có nguồn vốn đầu tư chính xác...
Về điều kiện riêng:
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành loại chứng khoán nào.
Doanh nghiệp tư nhân duy nhất do một cá nhân làm chủ và mỗi một cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân.
Không được kêu gọi vốn góp thành lập hoạch mua cổ phần vốn góp trong công ty khác.
Theo đó, doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm đặc trưng khác biệt hoàn toàn với loại hình doanh nghiệp khác được pháp luật quy định.
3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Về hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân như: CCCD, CMND hoặc hộ chiếu.
Giấy cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (đối với doanh nghiệp xã hội)
Về thủ tục thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Người nộp hồ sơ chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn ở mục trên.
Người thành lập doanh nghiệp hay người được uỷ quyền thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh sau đây:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch Đầu tư nơi doanh nghiệp tư nhân đặt trụ sở chính.
Nộp qua phương thức bưu chính viễn thông.
Nộp qua cổng thông tin điện tử theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
- Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Phòng đăng ký kinh doanh sau khi nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Sau khi trao giấy biên nhận, phòng đăng ký kinh doanh nhập chính xác và đầy đủ thông tin có trong hồ sơ sau đó, kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của hồ sơ và tiến hành số hóa vào trong hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân chỉ được tiếp nhận và nhập thông tin vào hệ thống thông tin của quốc gia khi đủ các điều kiện sau đây:
Có đủ các giấy tờ được quy định trong Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Tên doanh nghiệp đã được điền trong đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Đã đóng đủ các loại phí, lệ phí theo quy định.
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc sai sót về tên doanh nghiệp tư nhân yêu cầu đăng ký không đúng với quy định, phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo cho người nộp hồ sơ bằng văn bản nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung trong thời gian 03 ngày làm việc tiếp theo.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện và phải từ chối thực hiện thủ tục này thì Phòng kinh doanh phải ra thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối cho người đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
- Đối với trường hợp nộp qua thư điện tử
Người nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân sử dụng tài khoản cá nhân để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và tiến hành ký xác nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký trực tuyến, người nộp hồ sơ nhận giấy biên nhận qua cổng thông tin điện tử.
Phòng đăng ký kinh doanh cấp chứng nhận trong trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện và thông báo cho người thành lập doanh nghiệp về việc cấp giấy chứng nhận. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện hoặc có sai sót thì phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản cho người đăng ký để yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Nhận kết quả từ Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch Đầu tư.
Phòng đăng ký kinh doanh tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ giấy tờ đầy đủ và hợp lệ.
Bước 4: Công bố thông tin doanh nghiệp tư nhân.
Sau khi hoàn thành hồ sơ và được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải thực hiện việc công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia. Thời hạn để thực hiện là 30 ngày tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp quá thời hạn 30 ngày mà doanh nghiệp không thực hiện việc công bố thông tin doanh nghiệp theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của pháp luật.
4. Sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cần làm gì?
Sau khi thực hiện thành công việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc sau để để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình thuận lợi và ổn định:
- Công bố thông tin doanh nghiệp.
- Khắc dấu.
Bên cạnh việc phải thực hiện công bố doanh nghiệp thì việc khắc con dấu doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Trong đó chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định số lượng và hình thức và loại dấu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị trực thuộc khác.
Theo quy định mới nhất, kể từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
- Kê khai thuế ban đầu: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận, chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện thủ tục kê khai và hoàn thiện nghĩa vụ thuế của mình.Mở tài khoản:
- Mở tài khoản và thông báo số tài khoản của doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc mở tài khoản, chủ doanh nghiệp phải cần thông báo tới Sở kế hoạch - Đầu tư về số tài khoản của doanh nghiệp đảm bảo các giao dịch trong hoạt động kinh doanh đảm bảo được sở kiểm soát.
- Phát hành hóa đơn.
Cuối cùng là việc thực hiện thủ tục phát hành hoá đơn. Khi đã lựa chọn được hình thức hoá đơn, doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo tới cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp.
5. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Apolat Legal
Thời gian gần đây, thị trường phát triển nhanh chóng khiến nhiều nhà đầu tư mở rộng lĩnh vực kinh doanh khiến các loại hình doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Trong số đó loại hình doanh nghiệp tư nhân đang xuất hiện khá phổ biến bởi những ưu điểm mà loại hình doanh nghiệp này mang lại.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh hay nhà đầu tư còn chưa nắm bắt hết về các quy định của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân này.
Hiểu được những nhu cầu đó, tại Apolat Legal cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân với những lợi ích như:
Đội ngũ của chúng tôi luôn hết lòng và nhiệt tình hỗ trợ để làm hài lòng khách hàng.
Hỗ trợ giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân của chúng tôi.
Hỗ trợ soạn thảo và chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan để nhanh chóng hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp cho quý khách hàng.
Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tư nhân trọn gói của chúng tôi luôn đảm bảo công việc được giao sẽ hoàn thành đúng thời gian như đã thỏa thuận với khách hàng.
Quý khách hàng không phải đến trực tiếp văn phòng để làm việc, đội ngũ chúng tôi sẽ trao tận tay kết quả cho quý khách hàng sau khi hoàn thành thủ tục và được trả kết quả.
Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công việc công bố doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp và nhân dạng được doanh nghiệp.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Thông tư 45/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp. Tại Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp - QCVN 19:2024/BTNMT ban hành kèm Thông tư 45/2024/TT-BTNMT quy định phạm vi điều chỉnh: - Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí. - Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động xả khí thải của phương tiện giao thông vận tải.
Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành (Luật Bảo hiểm xã hội 2014) và Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đều quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác). Để có căn cứ pháp lý tính lương hưu cho những lao động thuộc diện đóng BHXH ở cả 02 nước, Luật BHXH năm 2024 đã bổ sung quy định tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH cả ở Việt Nam và nước ngoài cho người lao động tại khoản 4 Điều 66. Theo đó: 4. Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này.
1. Phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 và khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: (1) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng. (2) Có giấy phép xây dựng đối với công trình không được miễn giấy phép xây dựng. (3) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt. (4) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật. (5) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
1. Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, đơn vị có nhu cầu kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước hết phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Trong đó, có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thì đơn vị đó được tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Định kỳ từ ngày 01 đến 05 hằng tháng, Sở Giao thông vận tải thông báo bằng văn bản danh sách các xe được cấp mới phù hiệu xe hợp đồng của tháng liền trước đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Ngoài ra, các đơn vị có thể theo dõi danh sách này trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !