Ngày đăng tin : 19/03/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
Ai được mở tài khoản ngân hàng?
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư số 17/2024/TT-NHNN, tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Do đó, một số loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp 2014 như: công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh sẽ được mở tài khoản ngân hàng.
Đăng ký tài khoản ngân hàng
Mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu riêng về hồ sơ đăng ký tài khoản ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Điều 12 Thông tư 17/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ mở tài khoản thanh toán đối với tổ chức gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ của tổ chức
- Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có)
- Tài liệu của người đại diện hợp pháp, gồm:
Công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh đối với người dưới 14 tuổi;
Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch: Giấy chứng nhận căn cước;
Trường hợp cá nhân là người nước ngoài:
(i) Hộ chiếu: đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải có thêm thị thực nhập cảnh; hoặc
(ii) Danh tính điện tử (mức độ 02).
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người đại diện mở tài khoản ngân hàng đem hồ sơ của doanh nghiệp đến ngân hàng và làm theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.
Thông báo tài khoản ngân hàng tới Sở Kế hoạch và Đầu tư
Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 01/2021/NĐ-CP khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bằng việc gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Trình tự thực hiện:
Doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
(Điều 31 Luật Doanh nghiệp và Điều 59 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Sau khi thực hiện các thủ tục trên, việc mở tài khoản ngân hàng cho công ty mới thành lập và đăng ký bổ sung tài khoản ngân hàng với cơ quan quản lý Nhà nước được hoàn tất.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Thay đổi về chế độ ốm đau - Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sửa đổi quy định về chế độ ốm đau dài ngày, theo đó người lao động được hưởng chế độ ốm đau dài ngày từ 30 đến 70 ngày tùy theo điều kiện làm việc với mức hưởng bằng 75%, sau đó vẫn tiếp tục điều trị được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn (65%, 55%, 50%). - Bổ sung quy định trong tháng đầu làm việc hoặc trở lại làm việc mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên thì vẫn phải đóng BHXH của tháng đó. Luật mới đã bỏ quy định về việc cho người mắc bệnh dài ngày nghỉ đến 180 ngày. Thay vào đó, Điều 43 quy định, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động đều được xác định thời gian đóng bảo hiểm và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong đó: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định số 52/2024/NĐ-CP. Một số trường hợp đặc thù theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định về: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Quy định về đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh; Quy định việc liên thông thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử; Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, khai thác và chia sẻ thông tin doanh nghiệp;
Thông tư 64/2025/TT-BTC ban hành ngày 30/6/2025 đã quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Điều 1 Thông tư 64/2025/TT-BTC, từ ngày 01/07/2025 đến 31/12/2026, mức thu của nhiều loại phí và lệ phí sẽ được giảm 50% so với quy định trước đó, gồm: - Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !