Ngày đăng tin : 09/05/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Đề xuất bỏ Căn cước công dân trong hồ sơ đăng ký thuế thế nào?
Khoản 2 Điều 1 dự thảo đã đề xuất bỏ Căn cước công dân trong hồ sơ đăng ký thuế lần đầu với người nộp thuế là cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
Cụ thể, hồ sơ đăng ký thuế của cá nhân gồm Văn bản uỷ quyền theo mẫu ban hành kèm Thông tư này (mẫu văn bản uỷ quyền là mẫu mới được ban hành kèm theo dự thảo).
Riêng với trường hợp cá nhân chưa được hoặc không được cấp số định danh cá nhân thì hồ sơ đăng ký thuế đã được đề xuất lược bỏ giấy tờ tuỳ thân là bản sao Thẻ Căn cước công dân. Thay vào đó, giấy tờ tuỳ thân trong hồ sơ đăng ký thuế trường hợp này gồm:
- Chứng minh nhân dân 9 số còn hiệu lực (bản sao) nếu cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam.
- Bản sao hộ chiếu còn giá trị nếu cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc là người có quốc tịch Việt Nam nhưng sinh sống tại nước ngoài.
Đồng thời, bản sao thẻ Căn cước công dân cũng được đề xuất bỏ trong hồ sơ đăng ký thuế của các trường hợp sau đây:
- Của cá nhân chưa được hoặc không được cấp số định danh cá nhân khi không qua cơ quan chi trả thu nhập hoặc không uỷ quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế.
- Cá nhân chưa được hoặc không được cấp số định danh cá nhân khi đăng ký thuế lần đầu.
- Trong hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc khi cá nhân uỷ quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc.
Trong trường hợp này, Bộ Tài chính còn đề xuất bỏ điều kiện về giấy Chứng minh nhân dân 9 số còn hiệu lực với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên (bỏ yêu cầu từ 14 tuổi trở lên) và bản sao giấy khai sinh hoặc hộ chiếu còn hạn với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi.
- Của người phụ thuộc khi cá nhân không uỷ quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc.
- Hồ sơ thay đổi thông tin thuế với trường hợp nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế.
Như vậy, với đề xuất bỏ Căn cước công dân trong hồ sơ đăng ký thuế hoặc đăng ký thay đổi thông tin về thuế ở một số trường hợp nêu trên, người nộp thuế sẽ dễ dàng chuẩn bị hơn.
Sắp tới số định danh cá nhân sẽ là mã số thuế
Sau đề xuất bỏ Căn cước công dân trong hồ sơ đăng ký thuế, cũng tại dự thảo này, Bộ Tài chính đề xuất coi mã số định danh là mã số thuế. Cụ thể, khoản 1 Điều 1 dự thảo bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 5 Thông tư số 105/2020/TT-BTC như sau:
Số định danh cá nhân được cấp theo quy định của pháp luật về Căn cước công dân là mã số thuế của cá nhân, đại diện hộ gia đình theo quy định tại điểm k, l, n khoản 2 Điều 4 Thông tư này (trừ trường hợp cá nhân kinh doanh thì sử dụng mã số thuế được cấp theo quy định tại điểm a.2, điểm h khoản 3 Điều 5).
Theo quy định này, nếu số định danh được cấp theo quy định về thẻ Căn cước công dân thì sẽ là mã số thuế của cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Khi đó, việc xử lý thông tin đăng ký thuế khi dùng mã số định danh cá nhân là mã số thuế được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 dự thảo như sau:
- Khi nhận đầy đủ, hợp lệ hồ sơ đăng ký thuế: Cơ quan thuế gửi thông tin truy vấn đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tìm kiếm thông tin về số định danh cá nhân, họ và tên, ngày tháng năm sinh. Khi đó sẽ xuất hiện hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Kết quả xác thực có thông tin của cá nhân: Cơ quan thuế cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sang hệ thống đăng ký thuế.
- Trường hợp 2: Không có thông tin của cá nhân: Cơ quan gửi thông báo không chấp nhận hồ sơ hoặc thông báo giải trình bổ sung thông tin tài liệu cho người nộp thuế trong 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để người nộp thuế đối chiếu, kiểm tra.
Sau khi kiểm tra, nếu thông tin trong Tờ khai đăng ký thuế khác với trên Căn cước công dân, người nộp thuế phải khai lại hò sơ đăng ký thuế khác. Nếu trùng với thông tin trên Căn cước công dân, người nộp thuế bổ sung thêm bản sao Căn cước công dân kèm tờ khai đăng ký thuế.
Đồng thời, mã số thuế sẽ được phân loại như sau:
- Mã số thuế 10 chữ số: Dùng cho các đối tượng là cá nhân kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ thuế từ việc kinh doanh hoặc cá nhân chưa được hoặc không được cấp số định danh cá nhân.
- Mã số thuế gồm 13 chữ số: Cá nhân, hộ kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế nếu có hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm thì cấp mã số thuế 13 chữ số cho các địa điểm kinh doanh tiếp theo của cá nhân, hộ kinh doanh đó.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Không đóng BHXH là gì theo Luật BHXH 2024? Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, quy định hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động như sau: “1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động: a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; b) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây. 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được mở rộng Tại Điều 1 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh chủ yếu bao gồm các nội dung về chuyển đổi Phòng công chứng, điều kiện trụ sở, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng. Khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định 104/2025/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm việc quy định chi tiết nhiều điều khoản mới của Luật Công chứng 2024 và các biện pháp thi hành, như: việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; tổ chức Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…
Bắt buộc xuất hóa đơn cho khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa. Và các trường hợp lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !