Ngày đăng tin : 13/11/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Đề xuất chỉ được rút 8% tương đương mức đã đóng
Như chúng ta đã từng đề cập ở khá nhiều lần trước đó, việc người lao động từ bỏ lương hưu bằng cách nhận bảo hiểm xã hội một lần là khá thiệt thòi. Tuy nhiên, tình trạng rút BHXH 1 lần vẫn diễn ra vô cùng phổ biến, đến mức hệ thống tính tiền bảo hiểm xã hội một lần.
Tin không vui đối với người lao động đang và sẽ có ý định rút BHXH một lần là Bộ Lao động Thương Binh xã hội đang tính đến phương án hạn chế đến thấp nhất mức tiền mà người lao động có thể được hưởng khi rút BHXH 1 lần.
Đây được coi như một động thái mạnh mẽ nhắm hạn chế tình trạng người dân nhận một cục mà mất khoản giắt lưng khi về già.
Cụ thể, tại cuộc họp mới đây của ủy ban xã hội quốc hội, bộ trưởng bộ lao động thương binh và xã hội cho biết Bộ này đang tính đến phương án chỉ cho phép người lao động rút 8%, tương ứng với mức mà người lao động đóng, không được rút 14% mức đóng của người sử dụng lao động.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện nay, tổng mức đóng bảo hiểm hàng tháng là 22% mức tiền lương tháng của người lao động. Trong đó:
Người lao động đóng 8%
Người sử dụng lao động đóng 14%.
Điều này có nghĩa là tổng mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hàng năm bằng 2,64 tháng lương.
Hiện nay, nếu rút bảo hiểm xã hội một lần thì người lao động chỉ được thanh toán bằng 2 tháng lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho một năm tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, người lao động mất đi 0,64 tháng lương mỗi năm.
Đây vốn đã là một sự thiệt thòi không hề nhỏ đối với người rút bảo hiểm xã hội một lần ở thời điểm hiện tại.
Theo đề xuất nêu trên của Bộ lao động Thương binh và xã hội, nếu như người lao động chỉ được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần tương đương mức 8% tiền lương đã đóng, thì số tiền được nhận sẽ rất thấp và sự thiệt thòi còn lớn hơn rất nhiều.
Có thể thấy, đề xuất này có ý nghĩa là mong muốn, khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia BHXH để có lương hưu khi về già, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội
Đồng thời, phương án này cũng được cho là phù hợp với thông lệ quốc tế, đa số các nước hiện không cho phép người lao động rút BHXH một lần, nhằm đảm bảo cuộc sống của họ khi về già.
Bộ Chính trị: Cần giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần
Trước đó, Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách bảo hiểm, Ban Chấp hành Trung ương cũng chủ trương: Sẽ có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần, theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần.
Từ chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 28, tại dự thảo Tờ trình xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã từng khẳng định:
Sẽ điều chỉnh quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng có lộ trình, tiến tới chỉ giải quyết đối với người lao động khi đã hết tuổi lao động, nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu, không có nhu cầu đóng tiếp, trừ trường hợp ra nước ngoài để định cư hợp pháp hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc quy định trường hợp chưa hết tuổi lao động, mà nhận bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng thấp hơn.
Tuy nhiên, người lao động cũng không nên quá lo lắng, bởi lẽ tất cả những thông tin trên mới chỉ là đề xuất từ một phía của cơ quan chức năng, những điều chỉnh chính thức về chính sách rút bảo hiểm xã hội một lần còn phụ thuộc vào quyết định của Quốc hội.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Tên, địa chỉ, mã số thuế, số định danh cá nhân của người mua - Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Hộ kinh doanh không sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền bị phạt thế nào? Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/6/2025 (sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP), hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế trong các trường hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế);
1. Quy định thời gian làm thêm giờ trong năm Theo điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 “Điều 107. Làm thêm giờ 1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động. 2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
1. Quy định về sử dụng lao động là người cao tuổi Căn cứ Điều 148, 149 Bộ Luật lao động 2019 quy định về sử dụng NLĐ cao tuổi như sau: “Điều 148. Người lao động cao tuổi 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !