Ngày đăng tin : 21/07/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Kế toán – Kiểm toán là 2 công việc đặc thù có tính chất khác nhau, nhưng lại liên quan mật thiết với nhau trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp, tổ chức.
Kế toán là ngành phục vụ cho công việc thu thập, xử lý thông tin, lập báo cáo về tình hình tài sản, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức,…
Kiểm toán là ngành học thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, xác nhận tính chính xác, trung thực của thông tin, số liệu từ hoạt động kế toán để từ đó có cái nhìn bao quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp và vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Ngành Kế toán – Kiểm toán gắn liền với hoạt động quản lý của bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức nào, thậm chí là công cụ đắc lực của cả nền kinh tế. Hãy cùng tìm hiểu thêm về ngành nghề quan trọng này nhé!
Kế toán – Kiểm toán là một ngành nghề tương đối đặc thù, nên nó sẽ yêu cầu ở các em những tố chất để phù hợp với công việc. Hãy cùng xem những tố chất đó là gì, liệu độ phù hợp giữa em và Kế toán – Kiểm toán có cao không nhé!
Cẩn thận, nghiêm khắc trong công việc
Ngành Kế toán – Kiểm toán luôn phải làm việc với những con số, chỉ một sai sót nhỏ trong công việc cũng có thể khiến một doanh nghiệp gặp phải rắc rối nghiêm trọng liên quan tới pháp luật, vì vậy nghề này yêu cầu ở các em sự nghiêm túc, tỉ mỉ trong công việc.
Trung thực, có trách nhiệm
Ngành nghề nào cũng tồn tại những cạm bẫy, cám dỗ, nhất là với nghề Kế toán – Kiểm toán luôn làm việc với những con số, dòng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ có thái độ trung thực, biết gánh vác trách nghiệm các em mới tránh được những cám dỗ đó, duy trì lợi ích cho công ty và mọi người xung quanh.
Khả năng làm việc dưới áp lực cao
Khối lượng công việc của các kế toán, kiểm toán viên là vô cùng lớn, nhất là trong những kỳ làm báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, công việc yêu cầu độ chính xác cao sẽ tạo nên áp lực khá lớn, các em phải có khả năng làm quen với cường độ làm việc cao và cân bằng với cuộc sống cá nhân thì mới có thể gắn bó lâu dài với công việc này.
Theo học ngành Kế toán – Kiểm toán, các em được học những kiến thức cơ bản về kinh tế học, chuyên môn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp, thực hành nghiệp vụ thực tiễn qua các học phần thực hành, thực tập. Ngoài ra, trong quá trình học em được rèn luyện kỹ năng tin học bởi công việc đòi hỏi xử lý trên các phần mềm chuyên dụng, các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, tự học, giải quyết tình huống, sự nhanh nhạy trong công việc.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, khả năng ngoại ngữ thành thạo cũng là một yếu tố quan trọng để các em có thể tiến xa hơn trong công việc, làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia hay các doanh nghiệp nước ngoài. Tại các trường đại học, các em được học tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, đây là một lợi thế rất lớn để mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn sau này.
Trong những năm qua, nhà nước tích cực khuyến khích người trẻ khởi nghiệp nên số lượng các công ty trong nước không ngừng tăng lên, cộng thêm sự thâm nhập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam, nhu cầu về nhân lực ngành Kế – Kiểm cũng ngày một tăng cao. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại 4.0, môi trường làm việc của ngành ngày một hấp dẫn, nhưng yêu cầu về chất lượng nhân lực của ngành cũng khắt khe hơn, đòi hỏi người lao động có đầy đủ kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, các năng lực bổ sung khác để dễ dàng tiếp cận với công nghệ hàng đầu trên thế giới.
Sinh viên sau khi ra trường có nhiều cơ hội làm việc trong các công ty kiểm toán (nổi bật là Big 4 công ty kiểm toán hàng đầu), các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới lĩnh vực kế toán – kiểm toán với các vị trí như:
+ Giám đốc tài chính: Công việc của một giám đốc tại chính không chỉ là quản lý các dòng tiền và khoản đầu tư của công ty, mà còn đóng vai trò là người quản lý, do đó vị trí này đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn. Tương ứng với đó thì mức lương của vị trí này cũng rất cao, thường dao động trong khoảng 30-54 triệu/tháng.
+ Chuyên viên phân tích tài chính: Công việc này có mức lương phổ biến từ 10-15 triệu/tháng.
+ Nhân viên kế toán: Mức lương đối với nhân viên kế toán hiện nay ở mức 7-10 triệu/tháng, mức lương có thể tăng lên tùy vào năng lực và kinh nghiệm làm việc.
+ Kiểm toán viên: Đây là vị trí yêu cầu tính chính xác cao, tỉ mỉ, chịu được áp lực công việc lớn và liên quan trực tiếp đến vấn đề pháp lý của doanh nghiệp nên mức lương nằm trong khoảng 8-14 triệu/tháng.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: * Đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặc chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số;
5 trường hợp được hưởng 100% BHYT từ ngày 01/7/2025 Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: (1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm: - Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 5921/TCT-CS về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, trả lời công văn số 2960/CTĐLA-HKDCN ngày 09/10/2024 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, tại Công văn 5921/TCT-CS Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại tiết d, tiết đ khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024) quy định: “1. Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau đây: … d) Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; đ) Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;”
1. Sàn thương mại điện tử nộp thuế cho người bán từ 01/01/2025 Điểm b khoản 5 Điều Luật số 56/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025 đã bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trường hợp hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi trách nhiệm và cách thức các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý nền tảng số và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của các hộ, cá nhân...
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !