Ngày đăng tin : 15/11/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Hiểu rõ quyết toán thuế là gì?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Chương I của Luật Quản lý thuế 2019 có nêu rõ:
Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Có thể hiểu đơn giản, quyết toán thuế là quá trình tính toán, thực hiện khai báo số tiền thuế mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế dựa trên thu nhập, giao dịch kinh doanh hoặc tài sản trong một kỳ kế toán cụ thể.
Bản chất của việc quyết toán thuế chính là xác định rõ những khoản thu thuế cần phải nộp cho cơ quan thuế và tập hợp chính xác các số liệu thống kế có trong các khoản thu thuế đó.
Đối với những công ty vừa và nhỏ với vốn điều lệ thấp, công ty sẽ thực hiện quyết toán thuế sau 5 năm. Còn đối với các doanh nghiệp lớn thì cần phải quyết toán thuế mỗi năm một lần theo quy định.
2. Quy định cần biết về quyết toán thuế
Ngoài khái niệm Quyết toán thuế là gì, bạn cần nắm được những quy định có liên quan đến việc quyết toán thuế.
2.1 Có những loại quyết toán thuế nào?
Có nhiều loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp… và đều cần phải thực hiện quyết toán thuế. Trong đó:
2.1.1 Đối với thuế thu nhập cá nhân
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là quy trình tính toán và xác định số tiền mà một cá nhân phải nộp hoặc được hoàn trả dựa trên thu nhập có được trong một năm tài chính. Việc quyết toán này có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp nơi cá nhân đó làm việc.
Cá nhân phát sinh thu nhập từ các nguồn khác nhau nhưng thuộc vào thu nhập phải chịu thuế thì cá nhân đó phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế.
2.1.2 Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là một nghiệp vụ kế toán quan trọng, trong đó nhân viên kế toán sẽ thực hiện tính toán, kê khai doanh thu, thu nhập từ hoạt động sản xuất, bán hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp theo luật định để nộp thuế cho cơ quan thuế.
2.1.3 Quyết toán thuế giá trị gia tăng
Quyết toán thuế giá trị gia tăng là quá trình doanh nghiệp tính toán số thuế giá trị gia tăng phải nộp hoặc được hoàn trả trong kỳ tính thuế theo từng hàng hóa, dịch vụ.
2.2 Đối tượng nào cần quyết toán thuế?
2.2.1 Đối với quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Theo điểm d khoản 6 Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định những đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.
2.2.2 Đối tượng nào cần quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?
Các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thì phải thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2.3 Đối tượng nào cần quyết toán thuế giá trị gia tăng?
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng và là đối tượng phải quyết toán thuế (Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng).
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 và khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: (1) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng. (2) Có giấy phép xây dựng đối với công trình không được miễn giấy phép xây dựng. (3) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt. (4) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật. (5) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
1. Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, đơn vị có nhu cầu kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước hết phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Trong đó, có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thì đơn vị đó được tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Định kỳ từ ngày 01 đến 05 hằng tháng, Sở Giao thông vận tải thông báo bằng văn bản danh sách các xe được cấp mới phù hiệu xe hợp đồng của tháng liền trước đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Ngoài ra, các đơn vị có thể theo dõi danh sách này trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
Công văn 3593/CTAGI-TTHT của Cục Thuế tỉnh An Giang về chính sách thuế đối với hàng hóa cho, biếu, tặng như sau: Về chi phí được trừ và việc lập hóa đơn đối với hàng hóa biếu tặng Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ: - Tại khoản 1 Điều 4 quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:
Phẫu thuật thẩm mỹ có được hưởng BHYT không? Đầu tiên có thể khẳng định, phẫu thuật thẩm mỹ là dịch vụ không được bảo hiểm y tế thanh toán, có nghĩa không được hưởng bảo hiểm y tế. Bởi căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2008 thì: "Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế ... 6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. ..." Như vậy, một trong các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế đó là sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !