Ngày đăng tin : 10/03/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 44/2-25/NĐ-CP, chính phủ quy định tách bạch tiền lương, thù lao của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên với tiền lương của Ban điều hành.
(i) Đối với Ban điều hành
Tiền lương được tính chung với quỹ tiền lương của người lao động.
Tiền lương chi trả cho Ban điều hành gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Có khống chế mức hưởng tối đa của Tổng giám đốc, Giám đốc so với mức tiền lương bình quân chung của người lao động
Lưu ý: Trường hợp thành viên Ban điều hành được thuê làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương được chi trả theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
(ii) Đối với Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách
Tiền lương được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản, tiền lương tăng thêm gắn với quy mô, mức độ phức tạp quản lý, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước;
Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc không chuyên trách hưởng thù lao theo thời gian làm việc thực tế.
Trường hợp Thành viên hội đồng đồng thời đảm nhận chức danh Ban điều hành thì hưởng tiền lương theo chức danh Ban điều hành và thù lao theo chức danh như Thành viên hội đồng làm việc không chuyên trách.
Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc thì hưởng tiền lương theo chức danh Chủ tịch công ty;
Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp thì Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao của chức danh Trưởng Ban kiểm soát.
Theo Điều 20 Nghị định, mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách được quy định như sau:
Đối tượng, điều kiện áp dụng mức 1, mức 2, mức 3, mức 4 của nhóm I và nhóm II thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 44/2025/NĐ-CP.
Hằng năm, doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch, xác định mức lương cơ bản để xác định mức tiền lương kế hoạch của từng Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên.
2. Mức tiền lương của Giám đốc
Tại Điều 19 Nghị định, Chính phủ quy định về việc phân phối tiền lương của người lao động và Ban điều hành trong doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, người lao động và Ban điều hành được trả lương theo quy chế trả lương do doanh nghiệp ban hành, nhưng không được vượt quá các điều kiện quy định.
Đối với Ban điều hành được trả theo chức danh, chức vụ và kết quả sản xuất, kinh doanh.Tuy nhiên, mức tiền lương của Giám đốc tối đa không vượt quá 10 lần so với mức tiền lương bình quân của người lao động.
Lưu ý: mức lương trên trừ trường hợp Tổng giám đốc, Giám đốc được thuê làm việc theo hợp đồng lao động.
Đối với người lao động, doanh nghiệp quyết định mức lương căn cứ vị trí chức danh hoặc công việc, năng suất lao động và mức đóng góp của từng người.
Khi xây dựng quy chế trả lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Doanh nghiệp có phải đổi Giấy đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập tỉnh? Trước việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, rất nhiều người lo lắng doanh nghiệp có phải đổi Giấy đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập tỉnh thành không. Để trả lời cho vấn đề này, Bộ Tài chính đã có Công văn 4370/BTC-DNTN hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính.
Công văn 4370/BTC-DNTN 2025 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể về công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính. Theo Công văn 4370/BTC-DNTN 2025, trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ không phải đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh do sự thay đổi về địa giới hành chính. Cụ thể: (1)Tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đã cấp: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác) sẽ tiếp tục sử dụng các loại GCN đã được cấp trước đó, dù có thay đổi địa giới hành chính gồm:
1. Điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất thế nào? Khoản 1 Điều 27 Luật Đất đai 2024 đã nhấn mạnh người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định. Theo đó, khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất như sau: - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện phép khác để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Như vậy, người sử dụng đất được phép cho thuê đất nếu quyền sử dụng đất đấp ứng các điều kiện nêu trên.
1. Người từ 75 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp nào từ 01/7? Theo khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, từ ngày 01/7/2025, những người từ đủ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí nếu có đơn đề nghị hưởng trợ cấp. Cụ thể: Điều 21. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội 1. Công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 75 tuổi trở lên; b) Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; c) Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !