Ngày đăng tin : 17/07/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Ai được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung?
Theo quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng tại Thông tư 04/2005/TT-BNV, đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung gồm hai đối tượng:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cấp xã và trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước gồm:
Cán bộ bầu cử trong cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ gồm cả trong ngành Toà án, Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Công chức cấp xã.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc biên chế và xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ được cử đến các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam để làm việc.
Trong đó, người lao động là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thoả thuận trong hợp đồng lao động là sẽ được hưởng lương theo chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Tuy nhiên, khoản phụ cấp thâm niên vượt khung không áp dụng với chuyên gia cao cấp và cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.
2. Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung mới nhất
Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định chi tiết tại Mục III Thông tư số 04/2005/TT-BNV. Cụ thể, khi đã đáp ứng điều kiện về thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì được hưởng như sau:
Lưu ý, phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung
Để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng trên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức; trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát hiện giữ.
- Có đủ điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, cụ thể:
Cán bộ, công chức, viên chức đã có đủ 03 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến A3 và trong chức danh chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát.
Cán bộ, công chức, viên chức đã có 02 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
- Có đủ 02 tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, gồm:
Hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm
Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử.
Nguồn: Sưu tầm Intermet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Doanh nghiệp có phải đổi Giấy đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập tỉnh? Trước việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, rất nhiều người lo lắng doanh nghiệp có phải đổi Giấy đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập tỉnh thành không. Để trả lời cho vấn đề này, Bộ Tài chính đã có Công văn 4370/BTC-DNTN hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính.
Công văn 4370/BTC-DNTN 2025 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể về công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính. Theo Công văn 4370/BTC-DNTN 2025, trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ không phải đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh do sự thay đổi về địa giới hành chính. Cụ thể: (1)Tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đã cấp: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác) sẽ tiếp tục sử dụng các loại GCN đã được cấp trước đó, dù có thay đổi địa giới hành chính gồm:
1. Điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất thế nào? Khoản 1 Điều 27 Luật Đất đai 2024 đã nhấn mạnh người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định. Theo đó, khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất như sau: - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện phép khác để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Như vậy, người sử dụng đất được phép cho thuê đất nếu quyền sử dụng đất đấp ứng các điều kiện nêu trên.
1. Người từ 75 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp nào từ 01/7? Theo khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, từ ngày 01/7/2025, những người từ đủ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí nếu có đơn đề nghị hưởng trợ cấp. Cụ thể: Điều 21. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội 1. Công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 75 tuổi trở lên; b) Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; c) Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !