Ngày đăng tin : 02/11/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Đối với các công ty mới thành lập, vấn đề về lương và bảo hiểm vô cùng quan trọng. Nếu như không đăng ký đúng, có thể doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Xây dựng bảng thang lương cho công ty mới thành lập
Khi xây dựng bảng thang lương, bảng lương cần phải đảm bảo được đúng nguyên tắc dựa trên quy định trong khoản 1, Điều 5 của Nghị định số 144/2002/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Lưu ý về khoảng cách giữa các bậc lương. Những khoảng cách này cần phải đảm bảo hợp lí để khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc cần phải có tinh thần phấn đấu để tích lũy kinh nghiệm và phát triển tài năng bản thân. Đối với mức chênh lệch liền kề giữa các bậc lương phải thấp nhất bằng 5%.
Đối với mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định cho người lao động như sau: Nếu như làm công việc đòi hỏi phải có trình độ, qua học nghề, lương phải cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Đối với mức lương của những nghề nghiệp độc hại, nguy hiểm. Hoặc những công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm. Mức lương quy định của những công việc này phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của những công việc làm ở điều kiện bình thường.
Trong quá trình xây dựng bảng bảng thang lương, những công ty mới thành lập cần phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Hoặc có thể tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn lâm thời. Sau đó công ty mới công bố bảng lương ở trong nội bộ.
Lưu ý
Trong khoảng thời gian 6 tháng, tính từ ngày công ty mới thành lập và đi vào hoạt động. Công ty bắt buộc phải tiến hành đăng ký bảng thang lương với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký thang bảng lương cho công ty mới thành lập
Khi đăng ký thang bảng lương dành cho công ty mới thành lập, cần chuẩn bị những hồ sơ như sau:
Công văn đề nghị của bên phía công ty, doanh nghiệp, bao gồm có 3 bộ
Hệ thống bảng thang lương, bảng lương mà doanh nghiệp đã tự xây dựng trước đó. Yêu cầu 3 bộ
Bảng phụ cấp lương của công ty theo mẫu. Nếu có, cần chuẩn bị 3 bộ
Bảng quy định về những tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc những nhóm nghề nghiệp, công việc trong bảng thang lương.
Bảng tổng hợp ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời.
Chú ý: Khi đăng ký hệ thống bảng thang lương cho công ty, cần phải cầm theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Có thể sử dụng bản chính hoặc bản sao chứng thực.
Đăng ký bảo hiểm xã hội cho công ty mới thành lập
Những công ty mới thành lập, thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu tiên cần có mã đơn vị giao dịch BHXH. Sau đó, công ty cần phải thực hiện mẫu số 101/…/THU-Đăng ký bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc.
Trong hồ sơ đăng ký cần có những yêu cầu như sau:
Phiếu đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Sử dụng mẫu TK3.
Quyết định về việc thành lập hoặc sử dụng giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty. Mẫu này công ty có thể sử dụng bản sao chứng thực.
Danh sách những đối tượng lao động của công ty tham gia BHXH và BHYT. Sử dụng mẫu D02-TS và chỉ cần 1 bản.
Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hộ và bảo hiểm y tế đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu tiên. Sử dụng mẫu TK1-TS, chỉ cần 1 bản/người.
Những lưu ý khi đăng ký bảo hiểm cho công ty mới
Bên phía đơn vị sẽ có trách nhiệm phải nộp lại toàn bộ số tiền bảo hiểm phải đóng. Trong khoản thời gian 3 ngày, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm đã nhận được hồ sơ để được cấp thẻ BHYT.
Nếu như người lao động đã được cấp giấy xác nhận thu hồi sổ bảo hiểm xã hội do hưởng trợ cấp BHXH 1 lần. Hồ sơ sẽ được lập theo phiếu giao nhận hồ sơ 317 để được trợ cấp tờ bìa của sổ BHXH.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: + Tại khoản 2 Điều 42 quy định: Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn. - Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại: Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Điều 7. Giá tính thuế … 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !