Ngày đăng tin : 09/12/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Trong những ngày qua, triển khai giai đoạn 1 áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC tại 06 tỉnh, thành phố đang diễn ra hết sức khẩn trương và kịp thời theo kế hoạch.
Tuy nhiên, theo dõi các diễn đàn, hội nhóm Facebook, Zalo... LuatVietnam nhận thấy vẫn có nhiều doanh nghiệp, kế toán hoặc chưa sẵn sàng điều kiện hạ tầng để thực hiện đăng ký chuyển đổi sang hóa đơn điện tử (HĐĐT) Nghị định 123, hoặc còn tâm lý lo ngại phát sinh các vấn đề vướng mắc, lỗi trong giai đoạn đầu áp dụng.
1. Quy trình đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử Nghị định 123
Theo quy trình chuyển đổi của các Cục thuế và Chi cục thuế 06 tỉnh thành, cơ quan thuế sẽ tiến hành gửi thông báo đến các doanh nghiệp thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123.
Nhận được thông báo, doanh nghiệp sẽ tiến hành các bước đăng ký thông qua phần mềm hóa của các Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đạt chuẩn (hướng dẫn lựa chọn tại đây) theo thời hạn cơ quan thuế thông báo. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Lập tờ khai Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123 gửi đến cơ quan thuế (chi tiết cách ghi nội dung theo mục 2 dưới đây).
Bước 2: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo điện tử về việc tiếp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.
Bước 3: Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông báo điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123 cho doanh nghiệp:
- Trường hợp được chấp nhận, doanh nghiệp tiến hành xuất hóa đơn điện tử theo Nghị định 123.
- Trường hợp không được chấp nhận, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh, bổ sung nội dung theo yêu cầu của cơ quan thuế và gửi lại theo các bước trên.
2. Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi chậm/không chuyển đổi theo thời hạn được không?
Theo thông báo của cơ quan thuế, doanh nghiệp, người nộp thuế sẽ thực hiện các bước chuyển đổi và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 đúng thời hạn được thông báo.
Trường hợp vì lý do khách quan hay chủ quan (như phần mềm hóa đơn điện tử chưa kịp nâng cấp; doanh nghiệp đang làm thủ tục điều chỉnh đăng ký kinh doanh; thay đổi trụ sở, vp làm việc...) mà chưa thể thực hiện ngay việc đăng ký được thì doanh nghiệp cần thông báo cho cơ quan thuế, cán bộ thuế để sắp xếp thời điểm phù hợp thực hiện việc đăng ký này.
Theo LuatVietnam cập nhật, đến thời điểm này cũng không có quy định nào về việc xử lý, xử phạt nếu doanh nghiệp, người nộp thuế chậm chuyển đổi, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78.
3. Doanh nghiệp, người nộp thuế cần lưu ý gì nếu chưa chuyển đổi khi nhận được thông báo của cơ quan thuế?
Mặc dù không có quy định về việc xử lý, xử phạt nếu doanh nghiệp, người nộp thuế chậm chuyển đổi, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần cập nhật các chính sách và quy định liên quan để thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Theo đó, tại ý 2 Khoản 1, Điều 12 Thông tư 78 có quy định:
Từ ngày Thông tư này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022, đối với các địa bàn đã đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để triển khai hóa đơn điện tử theo Quyết định của Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Tổng cục Thuế thì cơ sở kinh doanh trên địa bàn có trách nhiệm chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử quy định tại Thông tư này theo lộ trình thông báo của cơ quan thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế tiếp nhận dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn
Theo quy định này, trường hợp doanh nghiệp, người nộp thuế chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123, vẫn sử dụng hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử theo quy định trước sẽ phải gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu số 03/DL-HĐĐT cùng thời điểm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp doanh nghiệp, người nộp thuế chậm hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế có thể sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 30, Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử có đưa ra các mức xử phạt vi phạm hành chính nếu doanh nghiệp chậm chuyển hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế (tham khảo mức phạt chi tiết tại đây). Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được quy định tại Luật sửa đổi 09 Luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân,… được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2024. Cụ thể tại khoản 6 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế như sau: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót trong trường hợp: - Trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra;
Đề xuất quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Tại khoản 1 Điều 95 Dự thảo Luật Việc làm mới nhất quy định như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, dự thảo mới đã đề xuất mức hưởng trợ cấp hằng tháng không còn quy định mức tối đa là không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như hiện hành nữa mà quy định chung đối với tất cả người lao động là: “tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp”
Ngày 18/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Theo đó, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2024/NĐ-CP như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: * Đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặc chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !