Ngày đăng tin : 07/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Với mục đích hỗ trợ các bạn kế toán mới ra trường có sự hình dung rõ hơn về công việc của kế toán nhập khẩu.
Chúng tôi chia sẻ những lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu vì hiện nay có trên thực tế là đại đa số các bạn kế toán mới ra trường thường hạch toán sai các bút toan liên quan đến nhập khẩu hàng hóa. Dưới đây là tổng hợp cơ bản các công việc liên quan đến kế toán nhập khẩu cần lưu ý:
1. Hồ sơ nhập khẩu nên kẹp cùng các chứng từ như sau
– Tờ khai hải quan và các phụ lục.
– Hợp đồng ngoại (Contract).
– Hóa đơn bên bán (Invoice).
– Các giấy tờ khác của lô hàng như: Chứng nhận xuất sứ, tiêu chuẩn chất lượng,…
– Các hóa đơn dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu như: Bảo hiểm, vận tải Quốc
tế, vận tải nội địa, kiểm hóa, nâng hạ, phụ phí THC, vệ sinh container, phí chứng từ, lưu kho, và các khoản phí khác,…
– Thông báo nộp thuế.
– Giấy nộp tiền vào NSNN/Ủy nhiệm chi thuế
– Lệnh chi/Ủy nhiệm chi thanh toán công nợ ngoại tệ người bán.
2. Các bút toán hạch toán hàng nhập khẩu
2.1. Thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp
– Ngày thanh toán (Theo tỷ giá ngày hôm đó), ghi:
Nợ TK 331: (Số tiền x Tỷ giá ngày chuyển tiền)
Có TK 112
– Khi hàng về (Không được lấy tỷ giá trên Tờ khai để hạch toán vào giá trị hàng hóa => Tỷ giá này chỉ để cơ quan Hải quan tính thuế NK, TTĐB,… GTGT)
Nợ TK 156: (Số tiền x Tỷ giá ngày thanh toán trước)
Có TK 331
2.2. Thanh làm nhiều lần cho nhà cung cấp
– Ngày 1 thanh toán trước 1 phần (Lấy theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:
Nợ TK 331: (Số tiền thanh toán trước x Tỷ giá ngày hôm đó)
Có TK 112
– Ngày 2 hàng về đến Cảng (Theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản), ghi:
Nợ TK 156: Số tiền đã thanh toán trước ngày 1 + (Số tiền còn lại x Tỷ giá ngày hàng về)
Có TK 331
– Ngày 3 Thanh toán nốt số tiền còn lại cho nhà cung cấp (Theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:
Nợ các TK 331: (Số tiền còn lại x Tỷ giá ngày hôm nay)
Nợ TK 635 (Nếu lỗ tỷ giá): Phần tiền lỗ
Có các TK 112
Có TK 515 (Nếu lãi tỷ giá): Phần tiền lãi
2.3. Thanh toán sau toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp
– Ngày 1 hàng về đến cảng (Tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:
Nợ TK 156: (Toàn bộ số tiền x Tỷ giá ngày hàng về)
Có TK 331
– Ngày 2 Thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp (Tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó), ghi:
Nợ TK 331: (Toàn bộ số tiền x Tỷ giá ngày thanh toán)
Nợ TK 635 (Nếu lãi tỷ giá): Số tiền lỗ
Có các TK 112
Có TK 515 (Nếu lãi tỷ giá): Số tiền lãi
2.4. Hạch toán thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 156: Số thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu
2.5. Hạch toán Thuế TTĐB phải nộp (Nếu có), ghi:
Nợ TK 156: Trên tờ khai hải quan.
Có TK 3332: Thuế Tiêu thụ đặc biệt
2.6. Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu (Khấu trừ thuế GTGT), ghi:
Nợ TK 1331: Số thuế GTGT nhập khẩu trên Tờ khai hải quan
Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
2.7. Khi nộp tiền thuế: Thuế GTGT hàng nhập khẩu, XNK, TTĐB, BVMT,… Ghi:
Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 3332: Thuế TTĐB
Nợ TK 3333: Thuế XNK
Nợ TK 333,… (Các loại thuế, phí, lệ phí khác nếu có)
Có TK 111, 112
2.8. Nếu phát sinh các chí phí khác như: Vận chuyển, bên bãi, lưu kho,… ghi:
Nợ TK 156, 152, 153, 211,…
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331,…
Giá trị hàng nhập khẩu:
Giá nhập kho = Giá hàng mua + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB (Nếu có) + Chi phí mua hàng
3. Kê khai thuế hàng nhập khẩu:
Dựa vào Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc biên lai thu tiền của hải quan và Tờ khai hải quan.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: * Đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặc chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số;
5 trường hợp được hưởng 100% BHYT từ ngày 01/7/2025 Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: (1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm: - Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 5921/TCT-CS về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, trả lời công văn số 2960/CTĐLA-HKDCN ngày 09/10/2024 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, tại Công văn 5921/TCT-CS Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại tiết d, tiết đ khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024) quy định: “1. Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau đây: … d) Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; đ) Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;”
1. Sàn thương mại điện tử nộp thuế cho người bán từ 01/01/2025 Điểm b khoản 5 Điều Luật số 56/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025 đã bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trường hợp hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi trách nhiệm và cách thức các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý nền tảng số và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của các hộ, cá nhân...
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !