Ngày đăng tin : 01/11/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Hồ sơ, thủ tục liên quan kế toán xuất nhập khẩu cần nắm được
1.1 Hồ sơ nhập khẩu
+ Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá. Trong nội dung hợp đồng sẽ có đầy đủ các thông tin cần thiết về quy trình mua, bán hàng hóa, thanh toán tiền hàng.
+ Đến ngân hàng tiến hành lập L/C để trợ giúp trong quá trình thanh toán quốc tế.
+ Hoá đơn nhập khẩu
+ Tờ khai hải quan
+ Các bảng kê chi tiết về hàng hoá kèm theo
1.2 Hồ sơ xuất khẩu
+ Hợp đồng xuất khẩu. Trong nội dung hợp đồng có đầy đủ các thông tin quy định các tiêu chí cần thiết
+ Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list), Hóa đơn thương mại (Invoice commercial) kèm theo bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu.
+ Giấy chứng nhận nguồn gốc, hóa đơn, hải quan.
+ Tiếp đó là tiến trình giao hàng hóa cho bên mua.
+ Hoá đơn xuất khẩu( nếu có) hoặc hoá đơn GTGT thay thế cho hoá đơn xuất khẩu theo quy định của thông tư 39/2014/TT-BTC.
2. Phương pháp hạch toán
2.1 Quy trình hạch toán nhập khẩu
– Phản ánh giá mua của nhà cung cấp nước ngoài
Nợ TK 1561: Giá mua hàng nhập khẩu
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp nước ngoài
– Phản ánh thuế nhập khẩu: thuế nhập khẩu được coi là chi phí và tính vào giá vốn của hàng NK
Nợ TK 1562: Chi phí mua hàng.(Thuế nhập khẩu) tăng lên
Có TK 3333: Thuế Nhập khẩu phải nộp tăng lên
– Phản ánh thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và được coi là chi phí tính vào giá vốn của hàng nhập khẩu
Nợ TK 1562: Chi phí mua hàng (Thuế TTĐB) tăng lên
Có TK 3332: Thuế TTĐB
– Phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu – Ghi nhận khoản thuế này phải nộp tăng lên
Chú ý: Với tờ khai nhập khẩu thì khi nào kế toán đã nộp đầy đủ thuế GTGT hàng nhập khẩu và thuế NK vào ngân sách nhà nước thì lúc đó kế toán mới được phép kê khai và khấu trừ tờ khai này.
+ Khi nộp tiền thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu cho chi cục hải quan, căn cứ vào giấy nộp tiền hoặc ủy nhiệm chi qua tài khoản ngân hàng kế toán hạch toán.
Nợ TK 3333: Thuế nhập khẩu phải nộp giảm đi
Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp giảm đi
Có TK 111: Nếu nộp bằng tiền mặt
Có TK 112: Nếu nộp bằng tiền gửi ngân hàng.
2.2 Quy trình hạch toán xuất khẩu
– Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131
Có TK 5111
Có TK 3331
– Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 156
– Phản ánh tiền khách hàng nước ngoài thanh toán vào tài khoản ngoại tệ
Nợ TK 1122
Có TK 131
Đồng thời ghi đơn
Nợ TK 007: Số ngoại tệ
– Phản ánh chuyển tiền ngoại tệ sang việt nam đồng
Nợ TK 1121
Có TK 1122: Số ngoại tệ * tỷ giá giao dịch
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: + Tại khoản 2 Điều 42 quy định: Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn. - Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại: Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Điều 7. Giá tính thuế … 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !