Ngày đăng tin : 18/11/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Do chưa hiểu rõ về pháp luật lao động nên nhiều người lao động đã bị nhà tuyển dụng qua mặt, cho hưởng quyền lợi thấp hơn so với quy định. Dưới đây là một số yêu cầu mà người lao động nên cảnh giác để không bị thiệt khi đi xin việc.
1. Yêu cầu giữ bằng đại học, chứng chỉ hành nghề
Điều 17 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi doanh nghiệp ký và thực hiện hợp đồng lao động như sau:
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Do đó, yêu cầu giữ bằng đại học, chứng chỉ hành nghề là hoàn toàn trái luật. Thậm chí, doanh nghiệp thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức từ 20 - 25 triệu đồng.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng buộc phải trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.
2. Yêu cầu cọc tiền để đảm bảo không tự ý bỏ việc
Đây cũng là một trong hành vi bị cấm thực hiện theo khoản 2 Điều 17 Bộ luật Lao động năm 2019:
Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, nếu yêu cầu người lao động cọc tiền để không tự ý bỏ việc, người sử dụng lao động đã vi phạm quy định của pháp luật.
Hành vi này cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức tiền từ 20 - 25 triệu đồng theo điểm c khoản 2 Điều 8.
3. Yêu cầu thử việc nhiều hơn 2 tháng
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử việc một lần với một công việc, đồng thời phải đảm bảo thời gian thử việc:
- Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp.
- Không quá 60 ngày: Công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
- Không quá 30 ngày: Công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.
Thực tế, không ít trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu thử việc từ 03 đến 06 tháng. Tuy nhiên, yêu cầu thử việc tối đa 03 tháng chỉ áp dụng với người quản lý doanh nghiệp. Còn với người lao động thông thường thì thời gian thử việc tối đa chỉ là 02 tháng.
Do vậy nếu yêu cầu thử việc dài hơn thời gian nói trên, doanh nghiệp còn bị phạt vi phạm hành chính từ 02 - 05 triệu đồng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
4. Trả lương thử việc bằng 80% lương chính thức
Hiện nay vẫn còn khá nhiều công ty đề xuất mức lương thử việc bằng 80% lương chính thức. Thực tế, đề xuất vẫn chưa thực hiện đúng theo Bộ luật Lao động năm 2019. Bởi Điều 26 Bộ luật này đã nêu rõ:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Người lao động cần biết điều này để thỏa thuận mức lương thử việc cao hơn. Trường hợp chỉ trả lương thử việc bằng 80% lương chính thức, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 02 đến 05 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động theo mức 85% lương chính thức.
5. Yêu cầu ký cam kết không mang thai trong 3 năm đầu làm việc
Điều 10 của Pháp lệnh dân số 06/2003/PL-UBTVQH11, sửa đổi bởi Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 có quy định rằng:
Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:
1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con.
Theo đó, mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền tự quyết định thời gian sinh con và khoảng cách sinh con.
Vì vậy, việc yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai đã làm cản trở quyền tự do quyết định thời điểm sinh con của cá nhân người đó. Hành vi này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Do đó, bản cam kết không mang thai khi làm việc sẽ không có giá trị pháp lý. Mặc dù cam kết này không có giá trị pháp lý nhưng việc yêu cầu người lao động cam kết đã cho thấy doanh nghiệp không tôn trọng các quyền lợi của lao động nữ nên người lao động cũng cần tránh những doanh nghiệp kiểu này.
6. Yêu cầu ký cam kết làm việc dài hạn, bỏ việc phải bồi thường
Cam kết thời gian làm việc được hiểu là văn bản yêu cầu người lao động phải làm việc trong khoảng thời gian nhất định, không có quyền thôi việc trước hạn dù có xin phép. Nếu nghỉ trước hạn dù báo trước bao lâu cũng phải bồi thường.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, kể cả khi ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn thì người lao động cũng đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động chỉ phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình làm việc, người lao động được đi học nghề, đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động thì lúc này các bên có thể thỏa thuận về thời gian cam kết phải làm việc sau khi đào tạo. Khi đó, người lao động mới có nghĩa vụ thực hiện cam kết làm việc dài hạn.
Chính vì vậy, nếu không cử người lao động đi học nghề, đào tạo nghề, doanh nghiệp không được yêu người lao động ký cam kết làm việc dài hạn.
Trên đây là một số lưu ý khi đi xin việc giúp người lao động tránh bị thiệt thòi. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn khá nhiều yêu cầu vô lý từ phía doanh nghiệp.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này nêu tại Thông tư 87/2024/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 212/2015/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành. Theo đó, tại Thông tư số 87/2024/TT-BTC Bộ Tài chính bãi bỏ toàn bộ Thông tư 212/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Cụ thể, các quy định về chi phí thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới và các mức ưu đãi cụ thể tại Thông tư 212/2015/TT-BTC sẽ không còn được áp dụng từ 10/02/2025.
Nội dung này được quy định tại Luật sửa đổi 09 Luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân,… được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2024. Cụ thể tại khoản 6 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế như sau: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót trong trường hợp: - Trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra;
Đề xuất quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Tại khoản 1 Điều 95 Dự thảo Luật Việc làm mới nhất quy định như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, dự thảo mới đã đề xuất mức hưởng trợ cấp hằng tháng không còn quy định mức tối đa là không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như hiện hành nữa mà quy định chung đối với tất cả người lao động là: “tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp”
Ngày 18/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Theo đó, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2024/NĐ-CP như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !