Ngày đăng tin : 09/08/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định:
- Ngưng hiệu lực thi hành Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia từ ngày 01/8/2022 đến ngày 15/9/2022.
Riêng lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa chia thành nhiều phần quy định tại khoản 1 Điều 37 ngưng hiệu lực từ ngày 01/8/2022 đến ngày 01/01/2023.
- Ngưng hiệu lực thi hành Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT quy định việc cung cấp, đăng tải thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia từ ngày 01/8/2022 đến ngày 15/9/2022.
Trong thời gian ngưng hiệu lực của Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT và Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT, các quy định sau tiếp tục có hiệu lực thi hành:
- Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT;
- Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT;
- Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT;
- Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT;
- Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT;
- Thông tư 05/2018/TT-BKHĐT;
- Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT;
- Thông tư 05/2020/TT-BKHĐT;
- Các Điều 7, 8, 9, 10, 13 Thông tư 06/2020/TT-BKHĐT;
- Khoản 4 Điều 8 Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa chia thành nhiều phần:
- Gói thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu trước ngày 01/01/2023, việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo hồ sơ mời thầu đã phát hành và các quy định có hiệu lực tương ứng tại thời điểm đó;
- Kể từ ngày 01/01/2023, gói thầu đã phê duyệt không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và chưa phát hành hồ sơ mời thầu thì tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trên cơ sở bảo đảm lộ trình tại Điều 37 của Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT. Với trường hợp này, người có thẩm quyền không phải điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Thông tư 16/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/8/2022.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: + Tại khoản 2 Điều 42 quy định: Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn. - Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại: Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Điều 7. Giá tính thuế … 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !