Ngày đăng tin : 06/07/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ sinh con có được không?
Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đều có quy định cho phép lao động nữ được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản.
Theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, để được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ sinh con, lao động nữ phải đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:
- Đã nghỉ chế độ thai sản ít nhất 04 tháng.
Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con với tổng thời gian là 06 tháng; trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ thêm mỗi con, lao động nữ được nghỉ thêm 01 tháng (theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
- Người lao động phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý cho trở lại làm sớm.
Pháp luật không quy định về hình thức báo trước cho người sử dụng lao động biết. Do đó, người lao động có thể tùy chọn hình thức báo trước như gặp trực tiếp, gọi điện, nhắn tín, viết mail, viết đơn xin đi làm sớm,…
- Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
2. Nghỉ thai sản đi làm sớm cần giấy tờ gì?
Theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nghỉ thai sản đi làm sớm cần phải có các giấy tờ sau:
(1) Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
Để có được giấy xác nhận đủ sức khỏe để đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ phải đi khám sức khỏe tại các cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền để được cấp giấy xác nhận tình trạng sứa khỏe.
(2) Đơn xin đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản (nếu người sử dụng lao động yêu cầu).
Mẫu đơn này do người lao động tự viết, pháp luật không quy định mẫu cụ thể. Người lao động có thể tự sáng tạo nội dung miễn sao đề cập vấn đề xin đi làm sớm để người sử dụng lao động được biết.
3. Xin giấy xác nhận đủ sức khỏe để đi làm sớm ở đâu?
Giấy xác nhận đủ sức khỏe để đi làm sớm sớm sau sinh hiện chưa có mẫu cụ thể. Thực tế, các doanh nghiệp đang yêu cầu người lao động cung cấp giấy khám sức khỏe với nội dung xác nhận người lao động có đủ sức khỏe để làm việc.
Mẫu giấy khám sức khỏe được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT.
Người lao động muốn xin giấy xác nhận đủ sức khỏe phải đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến huyện trở lên.
Bởi các cơ sở y tế được phép cấp mẫu giấy khám sức khỏe kể trên phải đáp ứng các điều kiện bao gồm:
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Có phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa, có đủ cơ sở vật chất và thiết bị y tế thiết yếu theo quy định tại Phụ lục 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT.
- Về điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn: Thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn phù hợp với nội dung ghi trong Giấy khám sức khỏe.
Với các yêu cầu như trên, chỉ có các cơ sở y tế tuyến huyện trở lên mới đủ điều kiện cấp giấy khám sức khỏe để làm việc.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Thay đổi về chế độ ốm đau - Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sửa đổi quy định về chế độ ốm đau dài ngày, theo đó người lao động được hưởng chế độ ốm đau dài ngày từ 30 đến 70 ngày tùy theo điều kiện làm việc với mức hưởng bằng 75%, sau đó vẫn tiếp tục điều trị được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn (65%, 55%, 50%). - Bổ sung quy định trong tháng đầu làm việc hoặc trở lại làm việc mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên thì vẫn phải đóng BHXH của tháng đó. Luật mới đã bỏ quy định về việc cho người mắc bệnh dài ngày nghỉ đến 180 ngày. Thay vào đó, Điều 43 quy định, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động đều được xác định thời gian đóng bảo hiểm và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong đó: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định số 52/2024/NĐ-CP. Một số trường hợp đặc thù theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định về: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Quy định về đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh; Quy định việc liên thông thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử; Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, khai thác và chia sẻ thông tin doanh nghiệp;
Thông tư 64/2025/TT-BTC ban hành ngày 30/6/2025 đã quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Điều 1 Thông tư 64/2025/TT-BTC, từ ngày 01/07/2025 đến 31/12/2026, mức thu của nhiều loại phí và lệ phí sẽ được giảm 50% so với quy định trước đó, gồm: - Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !