Ngày đăng tin : 14/08/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Nội dung chính của Nghị quyết 24/2022/UBTVQH15
Trong một văn bản rất ngắn gọn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua việc:
- Sử dụng khoảng 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021 để tiếp tục hỗ trợ cho người lao động thuộc đối tượng được hưởng theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH14 đã nộp hồ sơ đúng thời hạn.
- Thời gian giải ngân tiền hỗ trợ chậm nhất là vào 10/9/2022.
Trước đó, tại Nghị quyết 03/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất sử dụng 30.000 tỷ đồng kết dư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020 để hỗ trợ người lao động thuộc các đối tượng:
Đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30/9/2021 (không bao gồm người lao đông đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
Đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc trong thời gian từ 01/01/2020 – 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.
Nhằm thực hiện Nghị quyết 03, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP và Thủ tướng ban hành Quyết định 28/2021/QĐ-TTg hướng dẫn cụ thể về mức hỗ trợ và thủ tục hỗ trợ. Trong đó, mức hỗ trợ như sau:
Mức | Thời gian đóng BHTN | Mức hỗ trợ (đồng/người) |
1 | Dưới 12 tháng | 1.800.000 |
2 | Từ đủ 12 tháng - dưới 60 tháng | 2.100.000 |
3 | Từ đủ 60 tháng - dưới 84 tháng | 2.400.000 |
4 | Từ đủ 84 tháng - dưới 108 tháng | 2.650.000 |
5 | Từ đủ 108 tháng - dưới 132 tháng | 2.900.000 |
6 | Từ đủ 132 tháng | 3.300.000 |
Người lao động có tiếp tục được nhận tiền hỗ trợ lần 2 theo Nghị quyết 24?
Có thể thấy rõ, Nghị quyết 24 có chủ trương là tiếp tục chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động từ kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết 03 trước đây.
Người lao động sắp đón tin vui về khoản tiền hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Về đối tượng, Nghị quyết 24 vẫn giữ nguyên các đối tượng được nhận tiền hỗ trợ như trước. Tuy nhiên, số tiền kết dư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp lần này thấp hơn trước rất nhiều:
Nghị quyết 03: Số tiền kết dư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 2020 là 30.000 tỷ đồng
Nghị quyết 24: Số tiền kết dư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 2021 là 1.300 tỷ đồng.
Do đó, ước tính số lượng người thuộc diện được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 24 chỉ khoảng 414.000 người lao động, trong khi trước đó, số lượng người nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 03 và Nghị quyết 116 lên đến 2,35 triệu người.
Để biết chính xác mình có thuộc diện được nhận tiền hỗ trợ lần này hay không, cần theo dõi các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 24. Nghị quyết này mới chỉ là thống nhất chung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh Theo quy định tại Điều 82 của Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập thì các thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên làm người đại diện hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP, trừ các trường hợp:
Theo đó, tại Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025, số 66/2025/QH15 đã điều chỉnh đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, bổ sung thêm một số đối tượng không chịu thuế, gồm: - Hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, thuê gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài; -Hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu vào đối tượng không chịu thuế;
Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2025 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93 Luật 2024 như sau: “1. Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Luật này. Tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là 0%/năm.”.
Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: (1) Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. (2) Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !