Ngày đăng tin : 21/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Quy định về quyền lợi của lao động khi nghỉ hưu
Theo quy định pháp luật, cụ thể là điều 54, luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và được sử đổi, bổ sung bởi điều 219, bộ luật lao động có quy định như sau: Người lao động đủ tuổi và đóng đủ bảo hiểm từ 20 năm trở lên thì sẽ đủ điều kiện để được hưởng lương khi quyết định nghỉ hưu.
Bên cạnh đó, từ ngày 01/010/2018, mức lương hưu hàng tháng của lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được tính bằng 45% thu nhập bình quân hàng tháng và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau :
Với lao động nam nghỉ hưu năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2021 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ 2022 trở đi sẽ là 20 năm.
Đối với lao động nữ, nếu nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Và sau đó, cứ mỗi năm thì người lao động sẽ được tính thêm 2%, mức tối đa lương hưu sẽ bằng 75% tiền lương tháng đống bảo hiểm của lao động.
Cách tính lương tháng khi nghỉ hưu của lao động bắt đầu từ 2022
Lương hưu của các lao động về hưu từ năm 2022 sẽ được tính như sau:
Cách tính đối với lao động nam từ năm 2022
Nếu đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 20 năm trở lên vào năm 2022 thì sẽ được hưởng lương tháng với tỷ lệ là 45% lương tháng đóng BHXH
Từ năm đóng thứ 21 trở đi, lao động sẽ được tính thêm 2% cho mỗi năm đóng bảo hiểm
Cách tính đối với lao động nữ về hưu từ 2022
Nếu đóng BHXH đủ 15 năm thì được hưởng 45% lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Sau mỗi năm tiếp theo, lao động sẽ được tính thêm 2% cho mỗi năm đóng BHXH.
Có thể thấy, cả nam và nữ lao động khi nghỉ hưu từ năm 2022 và đã đóng đủ 35 năm bảo hiểm thì sẽ được nhận tiền lương với tỷ lệ 75% lương tháng đóng bảo hiểm. Đây có thể coi là tỷ lệ tối đa mà lao động có thể được hưởng.
Ngoài ra, nếu lao động đã đóng bảo hiểm trên 30 năm thì có cơ hội được nhận trợ cấp 1 lần. Tuy nhiên, các lao động cũng sẽ cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như: có trên 30 năm đóng bảo hiểm với lao động nữ, có trên 34 năm đóng bảo hiểm với lao động nam.
Bên cạnh đó, theo khoản 2, điều 75 luật bảo hiểm xã hội quy định, nếu lao động muốn nhận mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì cứ mỗi năm đóng bảo hiểm được tính bằng 0.5 tháng theo mức thu nhập bình quân đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Lao động tham gia đóng BHXH với bình quân thu nhập là 05 triệu/ tháng. Lao động sẽ nghỉ hưu kể từ tháng 08/2022. Nếu tính đến thời điểm này, lao động đã có 34 năm 10 tháng đóng bảo hiểm và được làm tròn thành 35 năm. lúc này, lao động có thể được hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu bên cạnh lương hưu hàng tháng như sau:
Theo khoản 2 Điều 75 Luật BHXH, mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu = (35 – 30) x 0,5 x 05 triệu đồng = 12,5 triệu đồng.
Trên đây là một số quy định về tiền lương tháng khi nghỉ hưu cho lao động đóng đủ 35 năm bảo hiểm. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ về quyền lợi của bản thân.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Khi nào không phải nộp thuế sử dụng đất? Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC, đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm: 1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng - Đất giao thông, thủy lợi bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước),...
1. Hàng hóa nguy hiểm là gì? Theo khoản 1 Điều 51 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, hàng hóa nguy hiểm được định nghĩa như sau: Điều 51. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm 1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia Như vậy, hàng hóa nguy hiểm là những hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ gây nguy hại tới con người, môi trường, an ninh. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP) 2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
1. Đối tượng nào phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm? Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định đối tượng phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm: Điều 8. Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm ... 2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải. Như vậy, từ ngày 01/01/2025, người lái xe hoặc người áp tải sẽ phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Nội dung này được nêu tại Thông tư 45/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp. Tại Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp - QCVN 19:2024/BTNMT ban hành kèm Thông tư 45/2024/TT-BTNMT quy định phạm vi điều chỉnh: - Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí. - Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động xả khí thải của phương tiện giao thông vận tải.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !