Ngày đăng tin : 20/08/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. An toàn vệ sinh viên là ai?
An toàn vệ sinh viên là chức danh của người lo động làm các công việc về an toàn, vệ sinh lao động. Đây là người lao động trực tiếp cũng như am hiểu chuyên môn và kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động (căn cứ khoản 1 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015).
Chức danh này là chức danh bắt buộc phải có trong mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh bởi đây là khẳng định nêu tại khoản 1 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Cụ thể, mỗi tổ sản xuất trong cơ sở sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải có ít nhất 01 an toàn vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người này được bầu khi tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh loa động và được các người lao động trong tổ bầu ra.
Nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên là hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, dựa vào quy chế của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đối tượng này phải phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại doanh nghiệp.
2. Mức phụ cấp trách nhiệm của an toàn vệ sinh viên
Khi giữ chức danh an toàn vệ sinh viên, người này được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.
Theo đó, mức phụ cấp của an toàn vệ sinh viên căn cứ vào thoả thuận của người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và được ghi cụ thể trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sin viên.
Trong thời gian làm việc, những đối tượng này được dành ra một phần thời gian để thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng người sử dụng lao động vẫn phải trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ này.
Ngoài ra, an toàn vệ sinh viên còn được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.
Do đó, mặc dù an toàn vệ sinh viên được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm công việc ngoài lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Tuy nhiên, mức phụ cấp trách nhiệm cụ thể của đối tượng này là mức tiền theo thoả thuận với người sử dụng lao động và được ghi cụ thể trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
3. Quyền, nghĩa vụ của an toàn, vệ sinh viên
3.1 Nghĩa vụ
- Nhắc nhở, hướng dẫn, đôn đốc người trong tổ, phân xưởng, đội chấp hành nghiệp quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Nhắc nhở Tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc về việc chấp hành chuẩn quy định về an toàn, vệ sinh lao động.
- Giám sát người lao động thực hiện các quy chuẩn, quy trình, tiêu chuẩn, nội quy an toàn, vệ sinh lao động để kịp thời phát hiện thiếu sót, vi phạm và máy, thiết bị, vật tư, chất, nơ làm việc mất an toàn, vệ sinh và khắc phục kịp thời các trường hợp này.
- Tham gia xây dựng kế hoạch và hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn với người lao động mới được đến làm việc tại tổ, phân xưởng làm việc cùng kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
- Khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư… cần yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà báo cáo người sử dụng lao động nhưng không được khắc phục thì phải báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động.
3.2 Quyền lợi
Cũng tại Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, an toàn vệ sinh viên có các quyền sau đây:
- Được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
- Được sử dụng thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ an toàn, vệ sinh viên mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương đầy đủ cho thời gian kia.
- Được cung cấp thông tin đầy đủ về các biện pháp mà doanh nghiệp đang áp dụng để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nơi làm việc và được yêu cầu người lao động ngừng làm việc để thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động.
- Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn về công việc an toàn, vệ sinh viên đang đảm nhiệm.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Phẫu thuật thẩm mỹ có được hưởng BHYT không? Đầu tiên có thể khẳng định, phẫu thuật thẩm mỹ là dịch vụ không được bảo hiểm y tế thanh toán, có nghĩa không được hưởng bảo hiểm y tế. Bởi căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2008 thì: "Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế ... 6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. ..." Như vậy, một trong các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế đó là sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Nội dung này nêu tại Thông tư 87/2024/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 212/2015/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành. Theo đó, tại Thông tư số 87/2024/TT-BTC Bộ Tài chính bãi bỏ toàn bộ Thông tư 212/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Cụ thể, các quy định về chi phí thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới và các mức ưu đãi cụ thể tại Thông tư 212/2015/TT-BTC sẽ không còn được áp dụng từ 10/02/2025.
Nội dung này được quy định tại Luật sửa đổi 09 Luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân,… được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2024. Cụ thể tại khoản 6 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế như sau: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót trong trường hợp: - Trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra;
Đề xuất quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Tại khoản 1 Điều 95 Dự thảo Luật Việc làm mới nhất quy định như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, dự thảo mới đã đề xuất mức hưởng trợ cấp hằng tháng không còn quy định mức tối đa là không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như hiện hành nữa mà quy định chung đối với tất cả người lao động là: “tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp”
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !