Ngày đăng tin : 18/10/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Miễn thị thực là gì?
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định, thị thực hay visa là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, nhằm mục đích thể hiện sự cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Như vậy, người nước ngoài trước khi vào Việt Nam thì phải xin thị thực, nghĩa là phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.
Vậy, miễn thị thực nghĩa là người nước ngoài muốn vào Việt Nam không cần phải xin thị thực (không phải xin phép).
Khi xin cấp visa, người nước ngoài sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định. Chẳng hạn, theo Thông tư 25/2021/TT-BTC, muốn xin cấp thị thực Việt Nam có giá trị một lần, sẽ mất 25 USD/chiếc; thị thực có giá trị trên 02 năm đến 05 năm mất phí 155 USD/chiếc… Khi được miễn thị thực, họ sẽ không cần đóng khoản tiền này.
Có nhiều lí do để một quốc gia miễn thị thực cho người nước ngoài như: do vấn đề ngoại giao, do nguyên tắc có đi có lại, do muốn thu hút khách du lịch…
Trường hợp nào được miễn thị thực?
Theo Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các trường hợp được miễn thị thực gồm:
- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Người nước ngoài đang sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam;
- Người nước ngoài đi vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định. Trường hợp này, khu kinh tế này phải đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam;
- Trường hợp Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân của một số nước;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, theo Nghị quyết 62, Chính phủ đã đồng ý chủ trương miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam trên cơ sở có đi có lại cho thành viên tổ bay của các hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Họ được nhập cảnh miễn thị thực, tạm trú và đi lại trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (trừ những khu vực cấm hoặc hạn chế đi lại theo quy định của pháp luật Việt Nam) trong thời gian chờ khởi hành trở lại cùng với chuyến bay đến hoặc chuyến bay thường lệ tiếp theo. Những người này gồm:
- Thành viên tổ bay của các hãng hàng không nước ngoài không phân biệt quốc tịch trên các chuyến bay của hãng hàng không đó đến và đi từ Việt Nam.
- Thành viên tổ bay của các hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đến Việt Nam trên các chuyến bay thương mại hoặc bằng các phương tiện giao thông khác để làm nhiệm vụ là thành viên tổ bay trên các chuyến bay đi từ Việt Nam.
- Thành viên tổ bay của các hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đến Việt Nam trên các chuyến bay của hãng với tư cách là thành viên tổ bay, sau đó xuất cảnh Việt Nam như hành khách trên các chuyến bay thương mại hoặc bằng các phương tiện giao thông khác.
Việt Nam miễn thị thực cho công dân nước nào?
Theo Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam, câp nhật tháng 04/2020, công dân nhiều nước không cần xin thị thực khi vào Việt Nam như: Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Bê-la-rút…
Tuy nhiên, do dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, hiện nay, Việt Nam tạm thời không cho người nước ngoài nhập cảnh để tránh lây lan dịch bệnh.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Công văn 3593/CTAGI-TTHT của Cục Thuế tỉnh An Giang về chính sách thuế đối với hàng hóa cho, biếu, tặng như sau: Về chi phí được trừ và việc lập hóa đơn đối với hàng hóa biếu tặng Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ: - Tại khoản 1 Điều 4 quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:
Phẫu thuật thẩm mỹ có được hưởng BHYT không? Đầu tiên có thể khẳng định, phẫu thuật thẩm mỹ là dịch vụ không được bảo hiểm y tế thanh toán, có nghĩa không được hưởng bảo hiểm y tế. Bởi căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2008 thì: "Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế ... 6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. ..." Như vậy, một trong các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế đó là sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Nội dung này nêu tại Thông tư 87/2024/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 212/2015/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành. Theo đó, tại Thông tư số 87/2024/TT-BTC Bộ Tài chính bãi bỏ toàn bộ Thông tư 212/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Cụ thể, các quy định về chi phí thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới và các mức ưu đãi cụ thể tại Thông tư 212/2015/TT-BTC sẽ không còn được áp dụng từ 10/02/2025.
Nội dung này được quy định tại Luật sửa đổi 09 Luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân,… được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2024. Cụ thể tại khoản 6 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế như sau: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót trong trường hợp: - Trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !