Ngày đăng tin : 13/08/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Quy trình lừa đảo nhân viên nhập liệu diễn ra như thế nào?
Khi lướt Facebook hằng ngày, không khó để bắt gặp những thông tin tuyển dụng làm thêm hấp dẫn kiểu như sau:
Theo thông tin đăng tuyển, yêu cầu rất đơn giản, chỉ cần bạn biết đánh máy cơ bản, chăm chỉ, có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm.
Công việc cụ thể ở đây là bạn chỉ cần ngồi máy tính, nhập dữ liệu là mã Captcha hiện lên trên phần mềm của công ty. Bạn chỉ cần gõ lại đúng những kí tự hiện ra rồi ấn “Enter” là xong.
Nếu gõ được 1.000 mã, bạn thì sẽ được trả 15.000 đồng. Tương ứng mỗi tháng sẽ được khoảng 2,5 đến 03 triệu đồng, tùy vào khả năng đánh máy. Tiền lương sẽ được trả qua thẻ ATM cá nhân của bạn.
Để thực hiện công việc này, bạn phải đến trực tiếp công ty để ký hợp đồng và đóng phí “bảo trì phần mềm gõ mã Captcha” do công ty cung cấp từ 190.000 đồng - 250.000 đồng.
ADVERTISING
Dù quảng cáo hấp dẫn là vậy nhưng khi bắt tay vào công việc, nhiều người mới thấy nó khó nhằn hơn rất nhiều. Phần mềm luôn hiện lên những ký tự khó nhìn gấp nhiều lần so với những mã Captcha thường gặp. Với tốc độ quá nhanh, cộng với việc gõ sai mã một số lần sẽ bị out khỏi hệ thống hoặc khóa tài khoản nên nhiều người không thể làm nổi công việc này quá vài ngày hay 1 tuần.
Đương nhiên nếu bỏ việc, số tiền phí bảo trì hệ thống đã đóng trước đó sẽ coi như “biếu không” cho công ty kia. Rất nhiều người đã vướng vào chiêu thức này, chính vì vậy mà các công ty lừa đảo đã “vơ vét” được cũng không ít tiền.
2. Làm sao để nhận diện công ty lừa đảo nhân viên nhập liệu?
Trước hết cần khẳng định chẳng có công việc nào nhẹ nhàng, đơn giản mà lại thu về khoản thu nhập cao cả. Người dân nên tuyệt đối cảnh giác với lời chào mời công việc hấp dẫn kèm mức lương cao mà công việc lại quá đỗi đơn giản.
Vì vậy, để tránh bị lừa đảo nhân viên nhập liệu, người dân có thể căn cứ vào một trong các dấu hiệu sau:
- Văn phòng lộn xộn, bừa bãi, bàn ghế xộc xệnh, chỉ có một vài nhân viên nhưng lại thông báo tuyển dụng số người không hạn chế.
Một công ty chân chính và uy tín chắc chắn sẽ không bao giờ để văn phòng đại diện cũng như thông tin tuyển dụng của mình thiếu chuyên nghiệp như vậy. Vì thế, để tránh bị lừa, ứng viên cần kiểm tra thật kỹ thông tin về công ty như địa chỉ, giấy đăng ký kinh doanh, độ uy tín của công ty... trước khi đăng kí ứng tuyển.
- Hợp đồng cộng tác viên mập mờ, chỉ nêu chung chung, không rõ ràng các điều khoản.
Hợp đồng rõ ràng sẽ giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên các công ty lừa đảo thường chỉ làm hợp đồng hết sức sơ sài, nội dung đơn giản, chung chung.
- Yêu cầu đóng phí không có trong nội dung tuyển dụng làm việc.
Nếu phí này không được công khai từ trước mà đến khi ký hợp đồng rồi mới yêu cầu phụ thu thì bạn cần hết sức chú ý. Cần thiết có thể rút lui để tránh tình trnagj tiền mất tật mang sau này.
không rõ ràng hoặc một loại phí nào đó không có trong nội dung tuyển dụng làm việc. Trong trường hợp này, nên rút lui ngay trước khi lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”.
3. Bị lừa đảo nhân viên nhập liệu, lấy lại tiền được không?
Số tiền mà mỗi người bị lừa trong trường hợp này thường không quá lớn nhưng các công ty lừa đảo vẫn thu được rất nhiều tiền bất hợp pháp do lừa được rất nhiều người.
Để lấy lại tiền, đồng thời khiến cho những đối tượng lừa đảo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nạn nhân có thể trình báo tin này cho cơ quan Công an theo các hình thức sau:
- Đến trực tiếp cơ quan Công an xã, phường nơi mình cư trú với đơn tố cáo, chứng cứ chứng minh việc mình bị lừa đảo,…
- Tin báo về tội phạm lừa đảo thông qua đường dây nóng của cơ quan Công an: Hotline 069.219.4053 của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; tại Hà Nội, có thể gọi đến số 113; tại TP. Hồ Chí Minh có thể gọi về đường dây nóng 02838.413.744 hoặc 0693.187.680…
Về mức phạt dành cho các đối tượng lừa đảo, những người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật Hình sự:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: + Tại khoản 2 Điều 42 quy định: Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn. - Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại: Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Điều 7. Giá tính thuế … 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !