Ngày đăng tin : 25/11/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Thời hạn tăng lương là bao lâu một lần?
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019, chế độ nâng bậc, nâng lương là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động.
Khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH đã hướng dẫn cụ thể về nội dung này như sau:
Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận cụ thể về điều kiện, thời gian mà mức lương sau khi tăng hoặc ghi nhận về việc thực hiện việc tăng lương theo thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của công ty.
Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn nâng lương và mức tăng lương mà hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên.
Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi “Làm việc bao lâu thì được tăng lương?” cần căn cứ cụ thể vào hợp đồng lao động đã ký hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế nâng lương của công ty.
Cùng với đó, khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng yêu cầu phía công ty buộc phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để thỏa thuận mức lương trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Do vậy, nếu hợp đồng lao động thỏa thuận thực hiện tăng lương theo quy định của công ty thì người lao động cần xem xét thang lương, bảng lương của công ty để biết thời điểm mình được tăng lương.
2. Trường hợp nào buộc công ty phải tăng lương?
Chế độ nâng lương mặc dù do các bên thỏa thuận nhưng có 2 trường hợp sau đây, công ty phải tăng lương cho người lao động:
1 - Người lao động ký hợp đồng lao động sau khi hết thử việc.
Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019 ghi nhận:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Như vậy, nếu trước đó mức lương thử việc thấp hơn lương chính thức thì sau khi thử việc đạt yêu cầu, người lao động phải được trả lương với mức cao hơn.
2 - Khi lương tối thiểu vùng tăng, tăng lương cho người nhận lương tối thiểu.
Theo Điều 90 Bộ Luật Lao động năm 2019, tiền lương theo công việc hoặc chức danh trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Ngoài ra, nếu làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, người lao động phải được trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng này do Chính phủ công bố dựa trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Mức lương này thường sẽ được tăng dần theo từng năm.
Do vậy, nếu mức lương tối thiểu vùng tăng, những người lao động đang nhận lương tối thiểu cũng sẽ được tăng lương.
3. Không tăng lương như đã hứa, công ty có bị phạt?
Nếu đã có thỏa thuận cụ thể về việc tăng lương thì cả người lao động và công ty đều có trách nhiệm phải thực hiện.
Theo đó, người lao động thỏa mãn các điều kiện tăng lương như thỏa thuận hoặc theo quy định của công ty đề ra thì công ty phải tăng lương cho người đó.
Nếu không thực hiện, công ty có thể bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP về hành vi không trả đủ lương cho người lao động theo thỏa thuận.
Mức phạt này được căn cứ theo số lượng người lao động bị công ty vi phạm. Cụ thể:
- Từ 05 - 10 triệu đồng: Vi phạm từ 01 - 10 người lao động.
- Từ 10 - 20 triệu đồng: Vi phạm từ 11 - 50 người lao động.
- Từ 20 - 30 triệu đồng: Vi phạm từ 51 - 100 người lao động.
- Từ 30 - 40 triệu đồng: Vi phạm từ 101 - 300 người lao động.
- Từ 40 - 50 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Trường hợp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, công ty còn bị phạt nặng hơn với sau:
- Từ 20 - 30 triệu đồng: Vi phạm từ 01 - 10 người lao động.
- Từ 30 - 50 triệu đồng: Vi phạm từ 11 - 50 người lao động.
- Từ 50 - 75 triệu đồng: Vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh Theo quy định tại Điều 82 của Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập thì các thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên làm người đại diện hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP, trừ các trường hợp:
Theo đó, tại Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025, số 66/2025/QH15 đã điều chỉnh đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, bổ sung thêm một số đối tượng không chịu thuế, gồm: - Hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, thuê gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài; -Hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu vào đối tượng không chịu thuế;
Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2025 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93 Luật 2024 như sau: “1. Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Luật này. Tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là 0%/năm.”.
Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: (1) Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. (2) Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !