Ngày đăng tin : 27/04/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Freelance là gì?
Rất khó để có thể định nghĩa một cách chính xác công việc Freelance là gì. Bởi có rất nhiều những công việc khác nhau có thể được làm dưới hình thức Freelance.
Chỉ cần người làm việc không bắt buộc phải đến tận nơi để làm việc, làm việc vào giờ hành chính linh động thời gian thì đều có thể được xem là làm công việc Freelance.
Công việc Freelancer có thể hiểu là làm công việc một cách tự do, không bị ràng buộc về thời gian địa điểm, môi trường làm việc. Người làm công việc Freelance được gọi là Freelancer.
Bản chất của công việc Freelance là nhận tiền của khách hàng để thực hiện các nhiệm vụ, dự án cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định và Freelancer không phải chịu ràng buộc, quản lý và giám sát của khách hàng.
Các Freelancer cũng được phép làm việc đồng thời cho nhiều khách hàng khác nhau cùng một lúc. Lúc này, Freelance cần lưu ý trong việc sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng đặt ra.
2. Làm Freelance có phải đóng thuế TNCN không?
Theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
Cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
Cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam.
Trong đó, thu nhập chịu thuế có bao tiền lương, tiền công, thù lao cũng như các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công. Như vậy, công việc Freelance phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
3. Làm Freelance đóng thuế TNCN thế nào?
Thông thường khoản thuế thu nhập cá nhân của người làm công việc Freelance sẽ được khách hàng, thường là các tổ chức, doanh nghiệp khấu trừ trực tiếp vào thù lao.
Tuy nhiên, cá nhân làm công việc Freelance vẫn có thể thỏa thuận để nhận toàn bộ tiền công, thù lao và tự tính thuế phải nộp cho Chi cục Thuế.
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC,, việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người làm Freelance được quy định như sau:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân”.
Như vậy, các Freelancer là cá nhân cư trú và không ký kết hợp đồng lao động với các tổ chức, doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập cá nhân với mức 10% thù lao.
Tuy nhiên, nếu Freelancer chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập từ công việc Freelance này nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của Freelancer sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì Freelancer làm cam kết để tổ chức, doanh nghiệp tạm thời chưa khấu trừ thuế.
Mẫu cam kết là mẫu 08/CK-TNCN. Cuối năm Freelancer sẽ phải quyết toán thuế với Chi cục Thuế. Freelancer phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, nếu có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định.
4. Cách khai báo thuế TNCN cho Freelance
Hiện nay, có 02 cách để Freelancer khai báo thuế thu nhập cá nhân đó là khai báo trực tiếp và khai báo online. Tùy vào điều kiện và nhu cầu, Freelancer có thể lựa chọn cách thức phù hợp.
4.1. Khai báo thuế trực tiếp
Freelancer nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ nếu đạt yêu cầu.
4.2. Khai báo thuế online
Để quyết khai báo thuế thu nhập cá nhân online, Freelancer thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Truy cập vào tại website https://canhan.gdt.gov.vn/ của Tổng cục Thuế
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản của hệ thống nộp thuế cá nhân
Nếu Freelancer chưa có tài khoản, Freelancer cần thực hiện Đăng ký tài khoản. Để đăng ký, Freelancer cần điền đầy đủ các thông tin cơ bản gồm:
Mã số thuế;
Ngày cấp;
Cơ quan thuế;
Cơ quan quản lý thuế.
Bước 3: Chọn mục Quyết toán thuế, sau đó chọn Kê khai thuế trực tuyến
Lúc này, trang chủ sẽ hiển thị bảng chọn thông tin tờ khai thuế. Tại đây, Freelancer cần đầy điền đủ các thông tin được yêu cầu.
Đối với các thông tin cơ bản gồm tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email, cục thuế, chi cục thuế, năm kê khai sẽ được hệ thống tự động điền theo thông tin Freelancer đã đăng ký.
Ngoài ra, Freelancer sẽ phải tự chọn:
Tờ khai;
Loại tờ khai.
Sau khi điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, Freelancer bấm chọn trường hợp tương ứng với nguồn thu nhập của mình. Sau đó, nhấn chọn mục Tiếp tục.
Bước 4: Điền đầy đủ thông tin kê khai trực tuyến
Freelancer điền đầy đủ các thông tin cần thiết được thể hiện trên tờ khai thuế theo mẫu. Các thông tin do Freelancer điền phải chính xác. Sau khi điền, nhấn chọn Hoàn thành kê khai. Sau đó chọn kết xuất XML.
Bước 5: Chọn Nộp tờ khai và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, sau đó nhập Mã kiểm tra để xác nhận nộp tờ khai. Tiếp theo, nhấn chọn “Tiếp tục”. Nếu mọi thông tin Freelancer cung cấp chính xác, hệ thống sẽ gửi về thông báo nộp tờ khai thành công.
Bước 6: In tờ khai và nộp cho cơ quan thuế.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2025 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93 Luật 2024 như sau: “1. Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Luật này. Tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là 0%/năm.”.
Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: (1) Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. (2) Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP).
Đây là quy định nêu tại Luật Việc làm của Quốc hội, số 74/2025/QH15 được thông qua ngày 16/6/205 và chính thức có hiệu lực từ 01/01/2026. Theo đó, tại khoản 1 Điều 40 Luật Việc làm 2025, số 74/2025/QH15quy định rõ nghĩa vụ đối với người lao động: “Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người lao động phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm cho tổ chức dịch vụ việc làm công nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.” Các chế tài liên quan đến hành vi không thông báo được quy định tại Điều 41 Luật này như sau:
1. Bổ sung hướng dẫn về giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng và góp vốn 1.1. Giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng Khoản 11 Điều 3 Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng bao gồm một trong các giấy tờ sau: - Bản sao hoặc bản trích sao sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông; - Bản sao hoặc bản chính biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng; - Giấy xác nhận của ngân hàng về việc đã hoàn tất việc thanh toán; - Giấy tờ khác có giá trị chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo quy định của pháp luật.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !