Ngày đăng tin : 09/08/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Để xin việc trong bất cứ ngành nghề nào, có kỹ năng chuyên môn thôi là chưa đủ. Kỹ năng mềm giờ đây được chú trọng và đôi khi còn được ưu tiên để lựa chọn nhân tài. Vậy kỹ năng mềm là gì? Tại sao kỹ năng mềm lại quan trọng và cần trang bị cho mình những kỹ năng nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của Sàn Kế Toán.
Kỹ năng mềm (soft skills) là tập hợp kỹ năng liên quan đến hoạt động trong cuộc sống. Có thể kể đến một số “kỹ năng cần thiết”: Khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi, ứng xử, thái độ giữa người với người, tư duy, giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết xung đột… Nhờ vậy, nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng tương tác, làm việc trong tập thể của ứng viên, từ đó xem xét sự phù hợp với môi trường của doanh nghiệp.
Về bản chất, kỹ năng mềm là khả năng mà một người có được để làm việc, giao tiếp, và tương tác với người khác. Nó bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, quản lý thời gian, lắng nghe, tư duy phản biện, làm việc nhóm, v.v.
Trong công việc, một người cần có cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Ví dụ, một người giỏi chuyên môn nhưng không thể làm việc cùng nhiều người khác sẽ không thể tạo nên kết quả tốt khi làm việc nhóm. Do đó, việc cân đo đong đếm kỹ năng nào quan trọng hơn là không cần thiết.
Kỹ năng mềm (soft skills) là tập hợp kỹ năng liên quan đến hoạt động trong cuộc sống
Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai? Làm việc như thế nào? Dù bạn ở đâu? Bạn làm công việc gì? thì kỹ năng mềm cũng đều rất cần thiết cho bạn. Vì vậy, kỹ năng mềm chúng ta có thể gọi là kỹ năng tổng quan.
Ngày nay, tầm quan trọng của kĩ năng mềm đã được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp của mỗi người. Nhiều nhà tuyển dụng muốn làm việc với một người mà có tinh thần làm việc mạnh mẽ và ham học hỏi nhiều hơn là một nhân viên lành nghề không có động lực cố gắng.
Thực tế đã chỉ ra: “Người thành đạt chỉ có 25% là kiến thức chuyên môn, còn 75% còn lại do kỹ năng mềm họ được trang bị nhiều hay ít”. Điều này thấy rõ nhất là khi các bạn đi xin việc, nếu chỉ cầm một tấm bằng giỏi và ung dung “vỗ ngực” ta đây thì chưa chắc đã được lòng các nhà tuyển dụng. Vấn đề cốt lõi mà các nhà tuyển dụng họ cần là kỹ năng mềm của bạn chứ không phải một tấm bằng mới tinh và kinh nghiệm thì vẫn còn “non nớt”.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì các bạn ra ngoài tìm việc với bằng cấp chuyên môn hay còn gọi làm kỹ năng cứng trên tay thì có rất nhiều, nhưng để có thể vượt qua những người khác trở thành một ứng cử viên lý tưởng thì cần phải có thêm kỹ năng mềm.
Tầm quan trọng của kĩ năng mềm đã được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp của mỗi người
Đây là kỹ năng quan trọng đối với mọi mặt của cuộc sống chứ không riêng gì trong công việc. Dù là xây dựng mối quan hệ với ai đó, hoà nhập vào một cộng đồng, hay xây dượng thương hiệu cá nhân, kỹ năng giao tiếp là một công cụ không thể thiếu.
Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói rất quan trọng ở nơi làm việc vì chúng đặt nền tảng cho cách người giám sát và đồng nghiệp nhìn nhận bạn. Chúng giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp. Có kỹ năng giao tiếp tốt cũng có thể thúc đẩy hiệu suất của bạn. Rốt cuộc, việc cho đi và giao tiếp tốt sẽ đảm bảo rằng bạn đang ở trên cùng một trang với những người khác.
Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt cũng có nghĩa là bạn trở thành một người biết lắng nghe. Cho dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cần lắng nghe những mối quan tâm của bệnh nhân, lĩnh vực kinh doanh và cần trở thành tiếng nói của bộ phận trong các cuộc họp hay điều gì khác, thì việc lắng nghe người khác là điều bắt buộc.
Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng kết hợp với người khác để cùng đạt được mục tiêu chung. Dù ở trong trường học hay môi trường làm việc thì kỹ năng làm việc nhóm vẫn luôn giữ vị trí quan trọng.
Đây cũng là một kỹ năng mềm trong công việc mà ai cũng cần có. Tại sao nó lại quan trọng như vậy? Khi gia nhập vào một công ty hay tổ chức, bạn không chỉ làm việc một mình mà còn phải thường xuyên phối hợp với hai, ba, hay cả một phòng ban. Mở rộng ra, làm việc nhóm còn là sự kết hợp cùng nhau vì mục tiêu chung của cả doanh nghiệp.
Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, không phải ai cũng biết cách lắng nghe người khác nói đặc biệt là những người nóng tính. Lắng nghe giúp bạn có được nhiều thông tin tin hơn người đối diện để bạn đưa ra những câu hỏi phản hồi cho đối phương. Lắng nghe cũng thể hiện bạn đang tôn trọng cuộc trò chuyện này đồng thời giúp đối phương cảm thấy bạn là người đáng tin cậy.
Biết cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khách chính là cách để hoàn thiện bản thân mình hơn. Những góp ý của người khác sẽ cho bạn thấy những nhược điểm cũng như những gì bạn còn yếu từ đó rút ra bài học và khắc phục những điểm yếu đó.
Tư duy phản biện có thể hiểu đơn giản là khi tiếp nhận thông tin từ một nguồn nào đó, bạn sẽ sàng lọc và nhận định xem chúng có thực sự đúng đắn hay không chứ không lập tức tin tưởng hoàn toàn. Tư duy phản biện không có nghĩa là nghi ngờ và phủ nhận tất cả mọi thứ. Ngược lại, nó giúp bạn đánh giá thông tin một cách toàn diện.
Tư duy phản biện thúc đẩy sự sáng tạo, và những phát kiến đột phá. Những giải pháp tối ưu nhất đều được sinh ra nhờ tư duy phản biện. Các cách để rèn luyện tư duy phản biện là tích luỹ kiến thức, đặt nhiều câu hỏi, phân tích một vấn đề dưới nhiều góc nhìn, và không giới hạn bản thân vào bất cứ khuôn mẫu hay định kiến nào.
Kỹ năng lãnh đạo của bạn sẽ giúp bạn có được tầm nhìn trong công ty, điều này có thể dẫn đến nhiều cơ hội hơn, vì vậy đừng ngại thực hiện các dự án bổ sung tại nơi làm việc và xây dựng một nhóm để giúp bạn đạt được kết quả.
Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những nhân viên có kỹ năng ra quyết định lãnh đạo quản lý vì họ muốn tìm những người có thể vươn lên trong hàng ngũ của công ty khi thời gian trôi qua. Tuy nhiên, trở thành một nhà lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khiến mọi người làm theo ý bạn. Hãy cố gắng truyền cảm hứng và giúp người khác đạt được tiềm năng của họ. Bạn sẽ là người trợ giúp đắc lực cho họ và bạn cũng sẽ học cách quản lý và tạo ra động lực cho chính mình.
Dưới đây là 4 trung tâm đào tạo kỹ năng mềm tốt nhất ở Hà Nội mà bạn có thể thao khảo:
Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm You Can Now: You Can Now với những chuyên gia tâm huyết đã luôn nỗ lực hết mình để mang đến những chương trình đào tạo, những khóa học chất lượng cao và khác biệt ở đặc điểm nhấn mạnh tính thực hành và ứng dụng. Mỗi một chương trình đều gắn kết thực tế giúp học viên áp dụng ngay những kiến thức đã học vào giải quyết thành công những vấn đề hiện tại của cá nhân, tập thể. Trong đó có thể nói đến khóa học Mc cơ bản, kĩ năng giao tiếp thuyết trình, kĩ năng tổ chức sự kiện.
Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm Vietskill: là một trung tâm đào tạo kỹ năng mềm thành lập vào năm 2011, do MC Thanh Mai là Giám đốc, chịu sự quản lý trực tiếp của công ty TNHH đào tạo Vietskill. Với các lĩnh vực đào tạo như: kỹ năng sống, kỹ năng mềm lứa tuổi, MC – kỹ năng dẫn chương trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng biên tập, các lĩnh vực phục vụ cho học tập và đời sống xã hội. Trải qua nhiều năm hoạt động, Vietskill đã luôn nhận được sự tin tưởng, đồng tình ủng hộ của phụ huynh, các bạn học sinh, sinh viên và các giảng viên trong suốt thời gian qua.
Novaedu: là công ty công nghệ giáo dục, chuyên cung cấp các giải pháp toàn diện về đào tạo tân tiến, định hướng nghề nghiệp, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo môi trường cho khởi nghiệp. Công ty được sáng lập bởi Founder & CEO Đỗ Mạnh Hùng, cùng sự đồng hành của các chuyên gia đào tạo và giảng viên uy tín trong và ngoài nước - những người tâm huyết với sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Với kinh nghiệm giảng dạy và khả năng truyền đạt của mình, GV đã giúp các bạn sinh viên khám phá và chia sẻ bản thân nhiều hơn. Cởi mở thể hiện tính cách và mong muốn của mình. Từ đó có thể giúp sinh viên tìm ra công việc yêu thích và hướng đi trong tương lai.
Hệ thống online Unica: là một hệ thống đào tạo trực tuyến, cổng kết nối Chuyên gia với Học viên thông qua hình thức E-learning (Học trực tuyến). Sứ mệnh của Unica là chia sẻ kiến thức thực tiễn tới hàng triệu người dân Việt Nam. E-learning không chỉ là một lĩnh vực đầu tư tiềm năng mà còn là một sản phẩm nhân văn, mang lại cơ hội tiếp cận tri thức tinh hoa cho tất cả mọi người. Học viên có thể học trực tuyến các bài học của hệ thống Unica mà không cần tới máy tính, vì chỉ với một chiếc smartphone học viên vẫn có thể học được các khoá học một cách thuận tiện nhất với mọi chức năng tương tự trên web.
Trên đây là nội dung về kỹ năng mềm, mong rằng nội dung bài viết trên sẽ giúp ích cho cuộc sống và công việc của bạn.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Dịch vụ kê khai thuế trọn gói chỉ từ 500.000đ tại Thuế Quang Huy, đảm bảo chính xác, tiết kiệm và tuân thủ pháp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Đây là nội dung tại Công văn 99/TCT-CS ngày 08/01/2025 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng. Tại Công văn 99/TCT-CS, Tổng cục Thuế cho biết đã nhận được công văn số 1222/CT-TTKT ngày 17/1/2024 của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế căn cứ vào các quy định sau để hướng dẫn xử lý trường hợp đã hoàn thuế hàng xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt:
Khi nào không phải nộp thuế sử dụng đất? Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC, đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm: 1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng - Đất giao thông, thủy lợi bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước),...
1. Hàng hóa nguy hiểm là gì? Theo khoản 1 Điều 51 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, hàng hóa nguy hiểm được định nghĩa như sau: Điều 51. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm 1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia Như vậy, hàng hóa nguy hiểm là những hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ gây nguy hại tới con người, môi trường, an ninh. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP) 2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !