Ngày đăng tin : 07/03/2020
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Tìm hiểu khái niệm kế toán tổng hợp là gì?
Kế toán tổng hợp là công việc lưu trữ (dưới hình thức ghi chép, tập hợp cất giữ chứng từ) và phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.
2. Quy trình làm kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp
Mô tả quy trình:
- Quá trình kinh doanh phát sinh các nghiệp vụ, giao dịch, kèm theo đó là các chứng từ pháp lý chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành các nghiệp vụ, giao dịch này.
- Kế toán tổng hợp sẽ nhận biết các giao dịch và tiếp nhận các chứng từ gốc có liên quan.
- Ghi chép các nghiệp vụ vào tài khoản và sổ sách kế toán.
- Thời điểm cuối kì, kế toán sẽ khóa sổ và lập báo cáo tài chính cuối kỳ.
3. Công việc của một kế toán tổng hợp cần làm những gì?
- Có khả năng điều phối, giám sát quá trình làm việc của các kế toán viên.
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán và các chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Theo dõi và quản lý công nợ qua báo cáo của kế toán công nợ.
- Theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế theo từng sản phẩm.
- Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho qua kế toán kho.
- Tính lương cho cán bộ, công nhân viên và các khoản trích theo lương.
- Lập báo cáo phân bổ các chi phí. Hạch toán các khoản phân bổ đó.
- Tính và trích chi phí khấu hao TSCĐ. Hạch toán khoản trích khấu hao đó.
- Thực hiện bút toán phân bổ và kết chuyển.
- Lập các Báo cáo Thuế theo chu kỳ (hàng quý, hàng năm)
- Theo dõi và lập báo cáo nội bộ.
- Thực hiện các bút toán đầu năm tài chính mới như: Nộp thuế môn bài, Kết chuyển lãi lỗ năm tài chính cũ, Hạch toán chi phí thuế môn bài năm tài chính mới.
- Lập Báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh tài khoản năm, in sổ sách theo quy định,..
- Có khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với bên ngoài như Cục thuế, ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp,...
4. Tìm kiếm nhân tài là những kế toán tổng hợp đã có kinh nghiệm
Với một kế toán tổng hợp đã từng làm ở những loại hình doanh nghiệp tương tự như bạn là rất tốt. Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thì ưu tiên đầu tiên đó là kế toán tổng hợp đó đã từng làm cho một doanh nghiệp sản xuất rồi và phải biết tính giá thành sản phẩm. Dù là đã có 5-7 năm kinh nghiệm kế toán mà chưa từng làm loại hình doanh nghiệp tương đương thì sẽ rất khó nắm bắt công việc và hoàn thành tốt được.
Bạn có thể liên hệ với các công ty kế toán, các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề, hoặc tận dụng các mối quan hệ xã hội, bạn học để tìm kiếm những ứng viên tiềm năng. Rất có thể bạn sẽ tìm được nhân tài phù hợp. Và đặc biệt có thể chính là nguồn giới thiệu của các nhân sự trong công ty là bạn bè của họ.
Bạn cũng có thể cân nhắc đến các dịch vụ tuyển dụng kế toán theo đơn hàng. Bạn có thể mất một khoản phí nhất định, tuy nhiên thời gian dành cho quá trình tuyển dụng kế toán tổng hợp có thể được rút ngắn trong khi ứng viên họ cung cấp có thể chính là kế toán tổng hợp bạn cần.
5. Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn
Khi đã chọn được danh sách ứng viên vào vòng phỏng vấn, việc bạn cần làm bây giờ là soạn một bộ câu hỏi phỏng vấn phù hợp.
Các câu hỏi phỏng vấn có thể giúp bạn đánh giá được kiến thức, thái độ, kinh nghiệm của ứng viên. Đây có thể coi là một cuộc trao đổi ngắn giúp bạn và ứng viên có thể có những cái nhìn bao quát đầu tiên về đối phương.
Hãy chọn những câu hỏi tập trung vào ngành công nghiệp của bạn.
+ Nếu việc kinh doanh của bạn có liên quan nhiều đến internet, hãy hỏi về thương mai điện tử.
+ Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều chi nhánh ở nhiều nước hoặc làm việc với nhiều đối tác nước ngoài, kế toán trưởng của bạn cần am hiểu về thuế quốc tế
+ Nếu doanh nghiệp của bạn làm về xuất khẩu, bạn cần một kế toán trưởng có thể hỗ trợ trong việc ra chiến lược xuất khẩu.
6. Bạn có thể sử dụng ngân hàng đề thi trắc nghiệm của Sàn kế toán
Trong hệ thống Sàn kế toán có ngân hàng đề thi trắc nghiệm cho vị trí kế toán tổng hợp, bạn có thể sử dụng để Test kiểm tra năng lực của những ứng viên đó bằng cách yêu cầu họ làm bài trắc nghiệm.
Để tham khảo ngân hàng trắc nghiệm bạn nhấn vào đây
Sàn kế toán chúc các bạn sớm tìm kiếm được những nhân tài thực sự, phục vụ tốt nhất cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Không đóng BHXH là gì theo Luật BHXH 2024? Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, quy định hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động như sau: “1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động: a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; b) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây. 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được mở rộng Tại Điều 1 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh chủ yếu bao gồm các nội dung về chuyển đổi Phòng công chứng, điều kiện trụ sở, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng. Khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định 104/2025/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm việc quy định chi tiết nhiều điều khoản mới của Luật Công chứng 2024 và các biện pháp thi hành, như: việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; tổ chức Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…
Bắt buộc xuất hóa đơn cho khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa. Và các trường hợp lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !