Ngày đăng tin : 16/06/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Số sổ bảo hiểm xã hội là gì? Mỗi người có mấy số sổ?
Mẫu sổ bảo hiểm xã hội hiện nay đang được thực hiện theo mẫu quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015.
Trong đó, Điều 4 Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015, phần số sổ bảo hiểm xã hội ghi số định danh của người tham gia theo quy định của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Nói cách khác, mã số sổ bảo hiểm xã hội chính là mã số bảo hiểm xã hội của người lao động với 10 chữ số ngẫu nhiên. Đây là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (theo khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Cũng theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015, mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội được cấp và bảo quản 01 sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Tương ứng với đó, mỗi người lao động sẽ có 01 số sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Số sổ này sẽ đi theo người lao động trong suốt quá trình đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội thì tìm ở đâu?
Mỗi người lao động tham gia bảo hiểm đều có số sổ bảo hiểm xã hội riêng. Số này sẽ được in trực tiếp trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của người tham gia.
Do đó, nếu không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể tìm thủ công bằng cách tìm mở sổ bảo hiểm xã hội hoặc thẻ bảo hiểm y tế của mình.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể tìm số bảo hiểm xã hội thông qua các nền tảng online như ứng dụng VssID hoặc Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Cách tra cứu khi không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội
3.1. Cách tìm số sổ bảo hiểm xã hội trên sổ BHXH
Hiện nay, số sổ bảo hiểm xã hội được in trực tiếp trên trang số 01 của bìa sổ bảo hiểm xã hội và các tờ rời của sổ bảo hiểm xã hội.
Tại bìa số, số sổ bảo hiểm xã hội xuất hiện trong ô trống màu trắng, kích thước 30 mm x 100 mm của bìa sổ BHXH.
Trong ô này, ngoài số sổ BHXH còn ghi họ tên và số lần cấp sổ BHXH (từ lần thứ hai trở đi nếu có) của người tham gia bảo hiểm.
Số sổ được viết ở dòng thứ 2 trong ô màu trắng, bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
Còn tại tờ rời sổ BHXH ghi nhận quá trình đóng BHXH, số sổ được in ngay dưới dòng “Ngày, tháng, năm sinh:…” của người lao động.
Hiện nay, khoản 3 Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, người lao động trách nhiệm giữ và bảo quản sổ của mình.
Do đó, nếu không nhớ số bảo hiểm xã hội, bạn đọc có thể mở sổ bảo hiểm xã hội của mình để tìm số sổ.
4. Tra cứu khi không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội cần thông tin gì?
Khi không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội mà muốn tra cứu online thì người lao động phải cung cấp chính xác các thông tin bao gồm:
- Họ và tên (có dấu hoặc không dấu nhưng nên nhập có dấu để hệ thống trả kết quả chính xác hơn).
- Ngày sinh hoặc năm sinh (khuyến nghị nên nhập ngày sinh để hệ thống lọc chính xác kết quả cần tìm).
- Thông tin về hộ khẩu thường trú bắt buộc phải nhập Tỉnh/Thành phố, có thể nhập thêm thông tin chi tiết hơn về Quận/Huyện, Phường/Xã, Thôn/Xóm.
Bạn nhập thông tin càng chi tiết thì hệ thống trả kết quả càng chính xác, tránh các trường hợp cá nhân trùng thông tin của nhau.
5. Tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội dùng để làm gì?
Số sổ bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Thông tin về số sổ bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các thủ tục sau:
- Đăng ký, thay đổi thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Người lao động đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì cung cấp số sổ BHXH cho người sử dụng lao động để phía doanh nghiệp lược bớt bước lập Mẫu TK1-TS.
- Báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Người lao động đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì cung cấp số sổ BHXH cho người sử dụng lao động để phía doanh nghiệp làm thủ tục báo tăng, giảm, điều chỉnh thông tin đóng mà không cần lập Mẫu TK1-TS.
- Truy đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Người lao động bị truy đóng bảo hiểm do vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN khi đã có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vi phạm hoặc đề nghị truy đóng khi được tăng tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN các tháng trước.
Lúc này, người lao động phải cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động.
- Đăng ký đóng BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT.
Người tham gia cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội để đăng ký và đóng tiền cho Đại lý thu hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH.
- Đăng ký tài khoản VssID để xác lập tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, tra cứu quá trình đóng, hưởng BHXH online.
Người lao động muốn đăng ký tài khoản VssID phải cung cấp thông tin về số sổ bảo hiểm xã hội cùng nhiều thông tin liên quan khác.
- Tra cứu Bảo hiểm xã hội online tại Web của BHXH Việt Nam.
Để tra cứu quá trình đóng, hưởng BHXH tại Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam, người lao động phải đăng ký số điện thoại với cơ quan BHXH để nhận mã OTP tra cứu. Một trong những thông tin mà bạn buộc phải nhập để tra cứu quá trình đóng, hưởng BHXH chính là số sổ bảo hiểm xã hội.
6. Một người có nhiều số sổ bảo hiểm xã hội, giải quyết thế nào?
Theo quy định, mỗi người lao động chỉ có một số sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, do chuyển nhiều nơi làm việc và sử dụng đồng thời cả Chứng minh nhân dân lẫn Căn cước công dân nên đã xảy ra trạng một người lao động được cấp một hoặc nhiều sổ bảo hiểm xã hội. Tương ứng với đó, người này sẽ có nhiều số sổ bảo hiểm xã hội khác nhau.
Việc sở hữu nhiều số sổ bảo hiểm xã hội không phải lợi thế mà nó còn đem đến nhiều rắc rối cho người lao động. Khi đến làm thủ tục hưởng chế độ, nếu cơ quan BHXH phát hiện ra người lao động đang có nhiều sổ bảo hiểm họ sẽ từ chối giải quyết hồ sơ và yêu cầu người lao động làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội trước, sau đó mới giải quyết chế độ mà người lao động yêu cầu.
Lúc này, người lao động phải thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội. Người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp có thể nhờ doanh nghiệp thực hiện thủ tục gộp sổ. Trường hợp đã nghỉ việc phải tự mình thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội. Căn cứ Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, hồ sơ, thủ tục gộp các sổ BHXH được thực hiện như sau:
* Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (theo Mẫu TK1-TS).
- Các sổ BHXH đề nghị gộp.
* Thủ tục gộp sổ:
Bước 1: Lập, nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Người nộp: Người lao động tự nộp hoặc thông qua người sử dụng lao động.
Hình thức nộp:
- Nộp online qua Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
- Qua bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.
Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Người lao động nhận kết quả giải quyết thủ tục.
Nhận lại:
- Sổ BHXH đã gộp.
- Quyết định hoàn trả mẫu C16-TS (nếu có), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN (nhận theo các hình thức đã đăng ký: nhận tại cơ quan BHXH, tại công ty hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh).
7. Bị trùng số sổ bảo hiểm xã hội với người khác thì phải làm sao?
Về nguyên tắc, mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội chỉ được cấp một số sổ bảo hiểm xã hội duy nhất cũng là số định danh của người đó trong hệ thống bảo hiểm xã hội. Con số này sẽ đi theo người lao động bắt đầu từ khi đăng ký tham gia cho đến khi hưởng các chế độ bảo hiểm cuối cùng.
Với mục đích bảo đảm cấp số cho đúng người tham gia BHXH cũng như chi trả các chế độ BHXH cho đúng người đã tham gia BHXH theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, số sổ bảo hiểm xã hội sẽ được mã hóa các thông tin cá nhân của người lao động bao gồm: Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu,…
Tuy nhiên thực tế, do lỗi hệ thống vẫn xảy ra một vài trường hợp bị trùng số sổ bảo hiểm xã hội giữa cá nhân này với cá nhân khác.
Để xử lý tình huống này, người lao động cần mang theo các giấy tờ cá nhân là Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu cùng sổ bảo hiểm xã hội đã cấp đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú hoặc nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu điều chỉnh thông tin về số sổ bảo hiểm xã hội.
Việc làm này sẽ giúp đảm bảo toàn bộ quá trình đã đóng bảo hiểm xã hội của người lao động không bị ảnh hưởng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: + Tại khoản 2 Điều 42 quy định: Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn. - Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại: Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Điều 7. Giá tính thuế … 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !