Ngày đăng tin : 04/12/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Không đóng BHXH có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Việc báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm về quản lý lao động của người sử dụng lao động, do đó, trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng lao động nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho lao động thì vẫn phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động.
Trước tiên, cần phải hiểu người sử dụng lao động là tổ chức/cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận (theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019).
Đối chiếu với quy định tại Điều 12 Bộ luật này về trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động, theo đó, người sử dụng lao động phải:
- Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy/bản điện tử;
- Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động;
- Định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động trước ngày 05/6 và ngày 05/12 hằng năm (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP).
Theo Nghị định 122/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp đăng ký thành lập, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại Nghị định về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định này thì không phải khai trình sử dụng lao động nữa.
Tức là, từ ngày 15/10/2020 (thời điểm Nghị định 122/2020/NĐ-CP có hiệu lực), doanh nghiệp mới thành lập không phải khai trình sử dụng lao động như trước đây.
Tuy nhiên, vẫn phải thực hiện báo cáo tình hình thay đổi lao động định kỳ 06 tháng (trước ngày 05/6) và hằng năm (trước ngày 05/12) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lưu ý: Doanh nghiệp tránh nhầm lẫn giữa việc khai trình sử dụng lao động và báo cáo tình hình sử dụng lao động.
Tóm lại, căn cứ vào những quy định trên, doanh nghiệp có sử dụng lao động không phân biệt lao động đó có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không thì đều phải làm báo cáo tình hình sử dụng lao động.
2. Không sử dụng lao động có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Như đã nêu ở trên, báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động là những doanh nghiệp có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Theo đó, doanh nghiệp không sử dụng lao động sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại mới nhất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 25985/SLĐTBXH-VLATLĐ về việc báo cáo sử dụng lao động có nêu:
1. Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động và có trụ sở, địa điểm hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là đơn vị).
Như vậy, doanh nghiệp không sử dụng lao động sẽ không phải nộp báo cáo này.
3. Không có mã đơn vị BHXH, nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động thế nào?
Doanh nghiệp có 02 cách để nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động, trong đó nếu nộp qua Cổng dịch vụ công Quốc gia thì bắt buộc doanh nghiệp phải có mã đơn vị BHXH.
Trường hợp không có mã đơn vị BHXH, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp báo cáo tình hình sử dụng lao động tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Nếu người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế thì gửi hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Lưu ý: Các doanh nghiệp thành lập từ ngày 04/01/2021 (thời điểm Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực) mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số đơn vị tham gia BHXH của doanh nghiệp.
Từ thời điểm này, doanh nghiệp không cần đăng ký mã đơn vị tham gia BHXH.
Đối với các doanh nghiệp đã thành lập trước thời điểm này, đăng ký mã đơn vị tham gia BHXH theo quy định tại Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, khoản 16 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tham gia BHXH lần đầu gồm:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
Bước 2: Đơn vị nộp tờ khai TK3-TS cho cơ quan BHXH quận/huyện nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả báo về qua địa chỉ email đăng ký về việc được cấp mã đơn vị BHXH. Trong khoảng thời gian từ 01 - 07 ngày làm việc Cơ quan BHXH sẽ cấp mã đơn vị.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Thông tư 45/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp. Tại Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp - QCVN 19:2024/BTNMT ban hành kèm Thông tư 45/2024/TT-BTNMT quy định phạm vi điều chỉnh: - Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí. - Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động xả khí thải của phương tiện giao thông vận tải.
Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành (Luật Bảo hiểm xã hội 2014) và Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đều quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác). Để có căn cứ pháp lý tính lương hưu cho những lao động thuộc diện đóng BHXH ở cả 02 nước, Luật BHXH năm 2024 đã bổ sung quy định tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH cả ở Việt Nam và nước ngoài cho người lao động tại khoản 4 Điều 66. Theo đó: 4. Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này.
1. Phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 và khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: (1) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng. (2) Có giấy phép xây dựng đối với công trình không được miễn giấy phép xây dựng. (3) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt. (4) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật. (5) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
1. Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, đơn vị có nhu cầu kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước hết phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Trong đó, có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thì đơn vị đó được tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Định kỳ từ ngày 01 đến 05 hằng tháng, Sở Giao thông vận tải thông báo bằng văn bản danh sách các xe được cấp mới phù hiệu xe hợp đồng của tháng liền trước đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Ngoài ra, các đơn vị có thể theo dõi danh sách này trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !