Ngày đăng tin : 24/03/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Không đăng ký chương trình khuyến mại có bị phạt không?
Đối với trường hợp thực hiện hoạt động khuyến mại không phải bằng những hình thức nêu tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 81/2018/NĐ-CP dưới đây mà bằng cách hình thức khác thì thương nhân không cần thực hiện thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại:
- Bán hàng/cung ứng dịch vụ có kèm theo việc tham dự những chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình này gắn liền với việc mua hàng hóa/dịch vụ và việc trúng thưởng được dựa trên may mắn của người tham gia theo thể lệ, giải thưởng đã công bố.
- Các hình thức khác nếu chấp thuận bởi cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 9 Điều 92 Luật thương mại 36/2005/QH11.
Như vậy, đồng nghĩa, hành vi không đăng ký chương trình khuyến mại trong những trường hợp này không được xem là vi phạm quy định pháp luật và không bị xử phạt.
Ngược lại, nếu thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại bằng các hình thức theo quy định tại Điều 19 Nghị định 81/2018/NĐ-CP ở trên mà không thực hiện thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại, thì được xem là vi phạm quy định pháp luật và đồng thời thương nhân này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm c khoản 2 Điều 33 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 24 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Tóm lại, thương nhân không thực hiện thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại trong các trường hợp pháp luật quy định nêu trên thì có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu thương nhân này là tổ chức và mức phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu thương nhân này là cá nhân.
2. Trường hợp không cần đăng ký chương trình khuyến mại
Hiện nay pháp luật chỉ quy định thương nhân có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động khuyến mại và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký trước khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức chương trình khuyến mại mang tính may rủi hoặc nhóm các hình thức khác được quy định tại khoản 9 Điều 92 Luật thương mại 2005 (căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 81/2018/NĐ-CP).
Đồng thời, ngoài các hình thức quảng cáo nêu trên thì căn cứ Điều 92 Luật thương mại 2005, thương nhân có thể lựa chọn thực hiện chương trình khuyến mại theo các hình thức khác. Theo đó, đối với trường hợp thực hiện chương trình theo 07 hình thức khuyến mãi sau thì thương nhân không cần đăng ký chương trình khuyến mại:
- Trường hợp 1: Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu cho khách hàng dùng thử mà không cần phải trả tiền.
- Trường hợp 2: Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
- Trường hợp 3: Giảm giá
- Trường hợp 4: Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo phiếu mua hàng hoặc phiếu sử dụng dịch vụ.
- Trường hợp 5: Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm phiếu dự thi để chọn ra khách hàng được trao thưởng dựa vào thể lệ và giải thưởng đã được công bố.
- Trường hợp 6: Tổ chức chương trình “Khách hàng thường xuyên” để tặng thưởng cho khách hàng dựa vào số lượng, trị giá hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng đã mua hoặc sử dụng (Thể hiện thông qua thẻ khách hàng/phiếu ghi nhận việc mua hàng hoá, dịch vụ/Những hình thức khác).
- Trường hợp 7: Tổ chức cho khách hàng tham gia những chương trình văn hóa, giải trí, nghệ thuật và những sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
3. Hướng dẫn đăng ký chương trình khuyến mại
Căn cứ Điều 19 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại được hướng dẫn thực hiện như sau:
- Thương nhân chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
+ 01 bản đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại theo quy định (Mẫu số 02 Phụ lục Nghị định 81/2018/NĐ-CP)
+ 01 bản thể lệ chương trình khuyến mại theo quy định (Mẫu số 03 Phụ lục Nghị định 81/2018/NĐ-CP)
+ Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng hoặc bản mô tả chi tiết về bằng chứng xác định trúng thưởng;
+ 01 bản sao (không cần chứng thực) của giấy tờ về chất lượng hàng hóa khuyến mại.
- Nơi nộp hồ sơ:
+ Sở Công Thương: Đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi được thực hiện trên địa bàn 1 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
+ Bộ Công Thương: Đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi được thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên và chương trình khuyến mại được thực hiện theo các hình thức khác.
- Trình tự thực hiện thủ tục:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Bước 2: Giải quyết
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện xem xét, trả lời xác nhận/không xác nhận việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại; nếu không xác nhận thì phải nêu rõ lý do theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Bộ Công Thương xác nhận đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại thì Bộ Công Thương sau khi xác nhận thực hiện cung cấp cho Sở Công Thương nơi thương nhân tổ chức khuyến mại nội dung chương trình để phối hợp quản lý.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Tên, địa chỉ, mã số thuế, số định danh cá nhân của người mua - Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Hộ kinh doanh không sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền bị phạt thế nào? Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/6/2025 (sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP), hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế trong các trường hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế);
1. Quy định thời gian làm thêm giờ trong năm Theo điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 “Điều 107. Làm thêm giờ 1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động. 2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
1. Quy định về sử dụng lao động là người cao tuổi Căn cứ Điều 148, 149 Bộ Luật lao động 2019 quy định về sử dụng NLĐ cao tuổi như sau: “Điều 148. Người lao động cao tuổi 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !