Ngày đăng tin : 16/02/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Doanh nghiệp có buộc phải ban hành nội quy lao động?
Theo khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải ban hành nội quy lao động. Đặc biệt, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì doanh nghiệp phải có nội quy lao động bằng văn bản.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 69 Nghị định 145 năm 2020 cũng hướng dẫn thêm về việc ban hành nội quy lao động trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động. Lúc này, doanh nghiệp không buộc phải ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động được ký với người lao động.
Có thể thấy, việc ban hành nội quy lao động là một yêu cầu bắt buộc đối với phía doanh nghiệp.
Nội quy lao động có thể được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc hình thức khác (nếu sử dụng dưới 10 người lao động) nhưng đều phải được thông báo đến tất cả người lao động. Đồng thời những nội dung chính của nội quy phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Nếu không ban hành quy lao động hoặc có ban hành nhưng không phổ biến đến người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm theo Điều 19 Nghị định 12 năm 2022 như sau:
- Phạt từ 01 đến 03 triệu đồng: Lỗi không thông báo nội quy lao động đến toàn bộ người lao động hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
- Phạt từ 05 đến 10 triệu đồng: Lỗi không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên.
2. Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên không?
Một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận trong nội quy lao động là các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng. Đây là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp tiến hành xử lý người lao động vi phạm.
Nếu không ban hành nội quy lao động, doanh nghiệp khó có thể xử lý kỷ luật người lao động. Bởi nếu thực hiện điều này, doanh nghiệp có thể xâm phạm đến điều cấm của Bộ luật lao động.
Cụ thể, khoản 3 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 nghiêm cấm xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Do đó, nếu cố tình xử lý kỷ luật nhân viên trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ bị coi là xử lý kỷ luật lao động không đúng quy định và bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên nếu hợp đồng lao động đã thỏa thuận về việc kỷ luật lao động thì doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để tiến hành xử lý kỷ luật đối với người lao động vi phạm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chỉ được xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải nếu người lao động mắc phải một trong các lỗi được quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động:
- Người lao động trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc.
- Người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp hoặc có hành quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà còn tái phạm khi chưa được xóa kỷ luật.
- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày mà không có lý do chính đáng.
3. Xử lý kỷ luật không đúng quy định, doanh nghiêp bị phạt thế nào?
Như đã đề cập, nếu không có nội quy lao động mà vẫn tiến hành xử lý kỷ luật đối với nhân viên, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;
Theo đó, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng. Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022, người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm lỗi trên sẽ bị phạt gấp đôi với số tiền từ 40 đến 80 triệu đồng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: * Đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặc chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số;
5 trường hợp được hưởng 100% BHYT từ ngày 01/7/2025 Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: (1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm: - Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 5921/TCT-CS về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, trả lời công văn số 2960/CTĐLA-HKDCN ngày 09/10/2024 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, tại Công văn 5921/TCT-CS Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại tiết d, tiết đ khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024) quy định: “1. Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau đây: … d) Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; đ) Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;”
1. Sàn thương mại điện tử nộp thuế cho người bán từ 01/01/2025 Điểm b khoản 5 Điều Luật số 56/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025 đã bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trường hợp hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi trách nhiệm và cách thức các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý nền tảng số và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của các hộ, cá nhân...
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !