Ngày đăng tin : 01/08/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần
Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót. Theo đó, khai bổ sung như sau:
- Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.
- Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).
Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
Xử lý kết quả khai bổ sung thuế GTGT
Theo quy định, việc xử lý kết quả khai bổ sung thực hiện theo 05 trường hợp sau đây:
1- Khai bổ sung chỉ làm tăng thuế phải nộp tại kỳ kê khai sai thì nộp số chênh lệch tăng thêm vào ngân sách và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định.
2- Khai bổ sung chỉ làm giảm thuế phải nộp tại kỳ kê khai sai, nếu đã nộp theo số sai thì xem như nộp thừa và được bù trừ với số phát sinh của kỳ hiện tại.
3- Khai bổ sung chỉ làm tăng thuế còn được khấu trừ tại kỳ kê khai sai thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch tăng đó vào chỉ tiêu 38 của kỳ khai thuế hiện tại.
4- Khai bổ sung chỉ làm giảm thuế còn được khấu trừ tại kỳ kê khai sai, nếu đơn vị chưa đề nghị hoàn thuế số chênh lệch này thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm này vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế hiện tại.
Nếu đơn vị đã được hoàn thuế thì đơn vị phải nộp lại số hoàn sai đó cùng với tiền chậm nộp theo quy định.
5- Khai bổ sung vừa làm giảm thuế còn được khấu trừ, vừa làm tăng số phải nộp tại kỳ kê khai sai thì: Nộp số thuế chênh lệch tăng thêm và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định, đồng thời kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm còn được khấu trừ vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế hiện tại.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là quy định nêu tại Luật Việc làm của Quốc hội, số 74/2025/QH15 được thông qua ngày 16/6/205 và chính thức có hiệu lực từ 01/01/2026. Theo đó, tại khoản 1 Điều 40 Luật Việc làm 2025, số 74/2025/QH15quy định rõ nghĩa vụ đối với người lao động: “Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người lao động phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm cho tổ chức dịch vụ việc làm công nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.” Các chế tài liên quan đến hành vi không thông báo được quy định tại Điều 41 Luật này như sau:
1. Bổ sung hướng dẫn về giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng và góp vốn 1.1. Giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng Khoản 11 Điều 3 Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng bao gồm một trong các giấy tờ sau: - Bản sao hoặc bản trích sao sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông; - Bản sao hoặc bản chính biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng; - Giấy xác nhận của ngân hàng về việc đã hoàn tất việc thanh toán; - Giấy tờ khác có giá trị chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025, số 91/2025/QH15: Dữ liệu cá nhân của người lao động chỉ được lưu giữ trong thời hạn theo quy định pháp luật hoặc theo thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên. Khoản 2 điểm c Điều 25 quy định:
Luật Việc làm 2025 (số 74/2025/QH15), có hiệu lực từ 01/01/2026, giữ nguyên công thức tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng bổ sung mức trần tối đa và quy định lại thời gian hưởng. Theo khoản 1 và 2 Điều 39 Luật Việc làm 2025: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng gần nhất Tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại tháng cuối cùng đóng BHTN.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !