Ngày đăng tin : 30/03/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
I. Thế nào là hợp đồng quảng cáo?
Trước khi tìm hiểu về hợp đồng quảng cáo là gì, ta cần hiểu về khái niệm quảng cáo thương mại. Quảng cáo thương mại là hoạt động quảng bá về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp hay chính doanh nghiệp đó. Đây là cơ sở để xây dựng nên những điều khoản trong hợp đồng quảng cáo.
Hợp đồng quảng cáo, hay còn gọi là hợp đồng dịch vụ quảng cáo, là văn bản ghi nhận các thỏa thuận giữa các bên. Bên thuê quảng cáo phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với bên cung cấp dịch vụ quảng cáo và ngược lại. Cụ thể, bên dùng dịch vụ quảng cáo cần thanh toán đúng hạn như trong hợp đồng đã đề ra. Còn đơn vị thực hiện quảng cáo phải thực hiện các yêu cầu hợp lý của bên thuê như trong thỏa thuận.
Hợp đồng quảng cáo còn có thêm các chế tài phạt khi một trong hai bên vi phạm điều khoản. Khi thực hiện công việc, có nhiều trường hợp đơn vị cố tình gian lận hoặc làm trái các điều khoản để trục lợi cá nhân. Trong trường hợp này, chế tài giống như một hình phạt răn đe để đòi lại công bằng cho bên còn lại.
Hợp đồng quảng cáo phải dựa trên pháp luật và phù hợp với quy định của từng quốc gia. Bản hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu nội dung không vi phạm pháp luật và có sự đồng ý của cả hai bên.
II. Ý nghĩa của hợp đồng quảng cáo
Hợp đồng quảng cáo có vai trò quan trọng đối với cả hai bên tham gia ký kết. Nó đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các bên.
1. Đối với bên thuê quảng cáo
Hợp đồng quảng cáo giúp bên thuê quảng cáo đảm bảo được chất lượng của quảng cáo. Việc thuê một đơn vị quảng cáo sẽ có nhiều điểm bất lợi. Một trong số đó là đơn vị làm quảng cáo sẽ không nỗ lực hết sức cho sản phẩm nếu hợp đồng không quy định rõ ràng. Điều này dễ làm nảy sinh tranh chấp giữa các đơn vị.
Tuy nhiên, nếu có hợp đồng rõ ràng, đơn vị được thuê sẽ phải tuân thủ theo các điều khoản và thực hiện đúng yêu cầu của bên thuê. Các điều khoản trong hợp đồng sẽ thể hiện rõ công việc và nghĩa vụ của đơn vị nhận quảng cáo. Do đó, bên nhận sẽ không thể làm trái hay lách luật trong hợp đồng. Điều này giúp bên thuê đảm bảo được sản phẩm đúng với ý của mình và chất lượng quảng cáo ở mức tốt nhất.
2. Đối với bên nhận quảng cáo
Đối với bên nhận quảng cáo, hợp đồng quảng cáo có tác dụng bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ, đặc biệt là thù lao. Một số trường hợp, bên thuê quảng cáo sẽ cắt giảm chi phí và tiền công của đơn vị làm quảng cáo. Khi đó, hợp đồng quảng cáo sẽ là cơ sở để đòi lại quyền lợi cho bên nhận quảng cáo.
Ngoài ra, bên nhận quảng cáo có thể đảm bảo mức độ công việc phù hợp. Các doanh nghiệp thường có xu hướng gia tăng các yêu cầu và công việc cho bên nhận quảng cáo. Nếu số lượng công việc vượt quá mức cho phép, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của công việc thì đơn vị thực hiện có thể từ chối doanh nghiệp mà không vi phạm hợp đồng.
III. Cơ sở pháp lý quy định hợp đồng quảng cáo
Người viết hợp đồng phải dựa trên các điều khoản pháp luật để tạo nội dung. Các luật cơ bản của nhà nước Việt Nam cần tham khảo để làm hợp đồng quảng cáo là Luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005 và Luật quảng cáo 2012.
Người viết cần phải tìm hiểu kỹ các bộ luật để tạo nội dung hợp pháp
Ngoài ra, hợp đồng quảng cáo sẽ có những thỏa thuận riêng của các bên với nhau. Những thỏa thuận này phải phù hợp chuẩn mực đạo đức và không vi phạm pháp luật. Nếu nội dung hợp đồng không phù hợp, trong trường hợp phát sinh tranh chấp, tòa án sẽ không giải quyết. Trong trường hợp nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật, hai bên sẽ bị phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ.
IV. Điều khoản cơ bản của hợp đồng quảng cáo
Các điều khoản cơ bản của hợp đồng quảng cáo là những nội dung không thể thiếu. Những điều khoản này được xây dựng dựa trên luật pháp quốc gia. Ngoài những điều khoản bắt buộc phải có, bản hợp đồng sẽ có thêm những điều khoản riêng của hai bên. Các điều khoản cơ bản phải có trong tất cả hợp đồng quảng cáo là:
1. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại
Trong Luật thương mại 2005, điều 108 quy định “Thương nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại theo quy định của pháp luật.”
Đây là quyền quan trọng giúp doanh nghiệp bảo vệ được bản quyền của sản phẩm kinh doanh.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giúp bảo vệ thành quả nghiên cứu và tư cách sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo. Để làm quảng cáo, đơn vị thực hiện buộc phải có được sự cho phép của bên thuê để tìm hiểu sản phẩm. Điều khoản bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ hạn chế tình trạng bên nhận quảng cáo đánh cắp ý tưởng và kinh doanh trái phép sản phẩm.
2. Các chi phí và phương thức thanh toán
Điều khoản này liệt kê rõ ràng các chi phí mà bên thuê cần thanh toán. Việc này đảm bảo quyền lợi về thù lao của bên làm quảng cáo và hạn chế các chi phí phát sinh bất thường trong quá trình làm việc. Các chi phí cơ bản bao gồm phí dịch vụ quảng cáo, chi phí sản xuất ấn phẩm quảng cáo.
Trong hợp đồng còn quy định thời hạn thanh toán (một lần hay theo đợt), phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt trực tiếp). Bên cạnh đó, hợp đồng cần quy định chế tài, phần thuế phải nộp,...
3. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo
Bên thuê có những quyền lợi sau đây:
Lựa chọn hình thức phát hành, người phát hành, nội dung, phương tiện quảng cáo. Ngoài ra, còn có phạm vi và thời gian thực hiện quảng cáo.
Có thể giám sát và kiểm tra tiến độ công việc và chất lượng sản phẩm quảng cáo của bên thực hiện.
Ngoài ra, doanh nghiệp thuê quảng cáo cần thực hiện các nghĩa vụ sau:
Cần cung cấp các thông tin cần thiết để đơn vị quảng cáo sản xuất nội dung và ấn phẩm quảng cáo. Các thông tin này cần có tính chính xác. Nếu không, bên thuê sẽ bị xem là vi phạm hợp đồng.
Phải trả thù lao hợp lý và đúng hạn đã được quy định trong hợp đồng. Ngoài ra, còn có các chi phí phát sinh hợp lý đã được kê khai trong quá trình làm việc của đơn vị nhận quảng cáo.
Thực hiện các thỏa thuận khác có trong hợp đồng quảng cáo.
4. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quảng cáo
Đơn vị tổ chức thực hiện quảng cáo có quyền hạn sau:
Có thể yêu cầu đơn vị thuê quảng cáo cung cấp thông tin chính xác, trung thực về sản phẩm, dịch vụ hay người cần được quảng cáo. Các thông tin này phải hợp lý và không vi phạm điều khoản của hợp đồng.
Được quyền nhận thù lao dịch vụ quảng cáo và các chi phí phát sinh hợp lý mà đã được kê khai rõ ràng.
Bên nhận quảng cáo cần thực hiện 3 nghĩa vụ như sau:
Cần thực hiện theo đúng mong muốn và yêu cầu của bên thuê. Các sản phẩm quảng cáo cần đúng hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian diễn ra quảng cáo.
Cần kê khai trung thực, chính xác chi phí về hàng hóa, vật liệu và tất cả các khoản chi để phục vụ cho quá trình làm quảng cáo.
Thực hiện các thỏa thuận khác có trong hợp đồng quảng cáo.
V. Các điều khoản riêng của các bên trong hợp đồng quảng cáo
Đây còn được gọi là các điều khoản tùy nghi của hợp đồng quảng cáo. Khi tiến hành giao kết hợp đồng quảng cáo, hai bên có quyền thêm một số điều khoản giúp nội dung được rõ ràng. Điều này giúp giải quyết các biến cố phát sinh trong quá trình thực hiện quảng cáo. Sau đây là 3 điều khoản thường được bổ sung vào trong các mẫu hợp đồng quảng cáo:
Điều khoản về bảo mật thông tin của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, sản phẩm,...
Điều khoản chuyển giao, chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba.
Điều khoản về cách liên lạc giữa các bên.
VI. Sản phẩm không được phép quảng cáo
Sau đây là danh sách các sản phẩm không được phép quảng cáo dưới mọi hình thức:
Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm được yêu cầu. Trong trường hợp được yêu cầu quảng cáo cho các sản phẩm này, đơn vị nhận quảng cáo có nghĩa vụ báo với các cơ quan chức năng để kịp thời giải quyết.
Thuốc lá và một số chất kích thích bị cấm.
Các loại rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Các dược phẩm nằm trong danh mục hạn chế sử dụng của bộ y tế.
Các sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục hoặc có tính chất kích động bạo lực.
VII. Phương tiện phát hành và người phát hành quảng cáo thương mại
Đơn vị thuê quảng cáo có thể tùy ý chọn phương tiện phát hành và người phát hành phù hợp với quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Sau đây là các yêu cầu khi phát hành quảng cáo thương mại:
Tuân thủ quy định của pháp luật về báo chí xuất bản, thông tin, hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Tuân thủ quy định tại nơi quảng cáo, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, giao thông và trật tự xã hội.
Tuân thủ thời gian, thời điểm, mức độ quy định đối với từng loại hình phát hành.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Dịch vụ kê khai thuế trọn gói chỉ từ 500.000đ tại Thuế Quang Huy, đảm bảo chính xác, tiết kiệm và tuân thủ pháp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Đây là nội dung tại Công văn 99/TCT-CS ngày 08/01/2025 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng. Tại Công văn 99/TCT-CS, Tổng cục Thuế cho biết đã nhận được công văn số 1222/CT-TTKT ngày 17/1/2024 của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế căn cứ vào các quy định sau để hướng dẫn xử lý trường hợp đã hoàn thuế hàng xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt:
Khi nào không phải nộp thuế sử dụng đất? Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC, đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm: 1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng - Đất giao thông, thủy lợi bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước),...
1. Hàng hóa nguy hiểm là gì? Theo khoản 1 Điều 51 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, hàng hóa nguy hiểm được định nghĩa như sau: Điều 51. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm 1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia Như vậy, hàng hóa nguy hiểm là những hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ gây nguy hại tới con người, môi trường, an ninh. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP) 2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !