Ngày đăng tin : 24/10/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Học nghề, tập nghề là gì?
1.1. Học nghề là gì?
Theo khoản 1 Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019, học nghề được hiểu là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc sau đó làm việc cho chính người sử dụng lao động đó.
1.2. Tập nghề là gì?
Theo khoản 2 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019, tập nghề được hiểu là việc việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc để sau này làm việc cho chính người sử dụng lao động đó.
Học nghề và tập nghề có nhiều nét tương đồng nên thường bị nhầm lẫn với nhau. Điểm khác biệt đặc trưng của học nghề, tập nghề là nội dung hướng dẫn, đào tạo mà người sử dụng lao động thực hiện.
Với học nghề, người lao động sẽ được người lao động đào tạo kiến thức nghề nghiệp bao gồm cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành. Nhưng với tập nghề, người sử dụng lao động sẽ chỉ tập trung hướng dẫn người lao động thực hành công việc chứ không dạy lý thuyết.
2. Giới hạn độ tuổi của lao động học nghề, tập nghề là bao nhiêu?
Theo khoản 4 Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019, độ tuổi của người lao động học nghề tập nghề được quy định như sau:
- Đối với các nghề, công việc trong điều kiện bình thường: người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên, đồng thời phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề.
- Các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ghi nhận trong Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH:
Người học nghề, người tập nghề phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao: Có thể nhỏ hơn 14 tuổi nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Học nghề, tập nghề có mất phí không?
Khoản 3 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019 nêu rõ:
3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Theo quy định này, khi tuyển người lao động vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, người sử dụng lao động không được thu học phí. Nói cách khác, người lao động học nghề, tập nghề sẽ không phải mất phí mà vẫn được đào tạo nghiệp vụ.
Trường hợp cố tình thu học phí của người học nghề, tập nghề, theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, tùy vào số lượng người lao động bị xâm phạm quyền lợi mà người sử dụng lao động sẽ bị phạt như sau:
Phạt 500.000 - 02 triệu đồng: Có 01 người đến 10 người lao động bị vi phạm.
Phạt 02 - 05 triệu đồng: Có từ 11 người đến 50 người lao động bị vi phạm.
Phạt 05 - 10 triệu đồng: Có từ 51 người đến 100 người lao động bị vi phạm.
Phạt 10 - 15 triệu đồng: Có từ 101 người đến 300 người lao động bị vi phạm.
Phạt 15 - 20 triệu đồng: Có từ 301 người lao động bị vi phạm.
4. Tuyển người học nghề, tập nghề có phải ký hợp đồng?
Theo khoản 3 Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề thì phải ký hợp đồng đào tạo với người lao động đó.
Căn cứ tại khoản 2 và 3 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, hợp đồng đào tạo trong trường hợp này phải đảm bảo có các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được.
Địa điểm đào tạo.
Thời gian hoàn thành khoá học.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng đào tạo.
Thanh lý hợp đồng.
Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho người sử dụng lao động.
Cam kết của người sử dụng lao động về việc sử dụng lao động sau khi học nghề, tập nghề xong.
Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho người sử dụng lao động trong thời gian học nghề, tập nghề.
Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
5. Thời gian học nghề, tập nghề là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian học nghề sẽ được áp dụng theo chương trình đào tạo của từng trình độ tại Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Cụ thể, tại Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, sửa đổi năm 2019 quy định về thời gian học nghề như sau:
- Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp: Từ 03 tháng đến dưới 01 năm nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ.
- Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp cấp 2 trở lên: Từ 01 đến 02 năm.
- Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo tín chỉ: Thời gian tích lũy đủ số lượng tín chỉ.
- Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế:
Từ 02 đến 03 năm: Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
Từ 01 đến 02 năm: Người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
- Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo tín chỉ: Thời gian tích lũy đủ số lượng tín chỉ.
Trong khi đó, thời gian tập nghề của người lao động được quy định tại khoản 2 Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019 là tối đa 03 tháng.
6. Tiền lương trong thời gian học nghề, tập nghề được trả thế nào?
Khoản 5 Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền lương trong thời gian học nghề, tập nghề như sau:
5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
Theo quy định này, tùy trường hợp cụ thể mà người lao động có thể phải trả hoặc không phải trả lương cho người lao động học nghề, tập nghề:
- Không lao động trực tiếp để tạo ra sản phẩm: Không cần trả lương.
- Trực tiếp hoặc tham gia lao động: Trả lương theo mức mà các bên thỏa thuận.
7. Hết thời gian học nghề, tập nghề có được ký hợp đồng lao động?
Khoản 6 Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ, hết thời hạn học nghề, tập nghề, mà người lao động đủ các điều kiện để làm việc thì các bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động.
Nếu không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Phạt 500.000 - 02 triệu đồng: Có 01 người đến 10 người lao động bị vi phạm.
Phạt 02 - 05 triệu đồng: Có từ 11 người đến 50 người lao động bị vi phạm.
Phạt 05 - 10 triệu đồng: Có từ 51 người đến 100 người lao động bị vi phạm.
Phạt 10 - 15 triệu đồng: Có từ 101 người đến 300 người lao động bị vi phạm.
Phạt 15 - 20 triệu đồng: Có từ 301 người lao động bị vi phạm.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đề xuất quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Tại khoản 1 Điều 95 Dự thảo Luật Việc làm mới nhất quy định như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, dự thảo mới đã đề xuất mức hưởng trợ cấp hằng tháng không còn quy định mức tối đa là không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như hiện hành nữa mà quy định chung đối với tất cả người lao động là: “tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp”
Ngày 18/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Theo đó, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2024/NĐ-CP như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: * Đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặc chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số;
5 trường hợp được hưởng 100% BHYT từ ngày 01/7/2025 Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: (1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm: - Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !