Ngày đăng tin : 25/09/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không?
Hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ vẫn phải xuất hóa đơn trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó,
Hàng hóa tiêu dùng nội bộ là những hàng hóa do công ty sản xuất được sử dụng cho các hoạt động nội bộ có thể phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc không.
Còn hàng hóa luân chuyển nội bộ được hiểu là hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh/hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất/cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Như vậy, có thể khẳng định, trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ không phải lập hóa đơn còn các trường hợp tiêu dùng nội bộ khác đều phải lập hóa đơn.
2. Hàng tiêu dùng nội bộ có phải kê khai thuế không?
Tùy vào mục đích sử dụng của hàng hóa đó, nếu phục vụ sản xuất, kinh doanh thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng và ngược lại.
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:
4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
[…]
Đồng thời, theo Công văn số 326/CTHDU-TTHT ngày 11/03/2023, có thể thấy:
- Hàng hóa tiêu dùng nội bộ phục vụ sản xuất kinh doanh: Không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng:
- Hàng hóa tiêu dùng nội bộ không phục vụ sản xuất kinh doanh: Phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng theo giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm tiêu dùng nội bộ.
Lưu ý: Riêng ngành vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định về đối tượng và mức kiểm soát đối với hàng hóa dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.
3. Hóa đơn tiêu dùng nội bộ cần có nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020, hóa đơn tiêu dùng nội bộ cần có đầy đủ nội dung bắt buộc như một hóa đơn thông thường. Cụ thể, phải đảm bảo các tiêu thức sau:
Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
Số hóa đơn.
Tên, địa chỉ, MST người bán.
Tên, địa chỉ, MST người mua.
Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá: thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT.
Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
Chữ ký người bán, người mua.
Theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC, đối với hoạt động tiêu dùng nội bộ, doanh nghiệp hạch toán như sau:
Nợ TK 154, 211, 241, 242, 641, 642,… tùy từng bộ phận và mục đích sử dụng.
Có TK 155, 156,… : Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hóa.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Công văn 3593/CTAGI-TTHT của Cục Thuế tỉnh An Giang về chính sách thuế đối với hàng hóa cho, biếu, tặng như sau: Về chi phí được trừ và việc lập hóa đơn đối với hàng hóa biếu tặng Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ: - Tại khoản 1 Điều 4 quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:
Phẫu thuật thẩm mỹ có được hưởng BHYT không? Đầu tiên có thể khẳng định, phẫu thuật thẩm mỹ là dịch vụ không được bảo hiểm y tế thanh toán, có nghĩa không được hưởng bảo hiểm y tế. Bởi căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2008 thì: "Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế ... 6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. ..." Như vậy, một trong các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế đó là sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Nội dung này nêu tại Thông tư 87/2024/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 212/2015/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành. Theo đó, tại Thông tư số 87/2024/TT-BTC Bộ Tài chính bãi bỏ toàn bộ Thông tư 212/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Cụ thể, các quy định về chi phí thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới và các mức ưu đãi cụ thể tại Thông tư 212/2015/TT-BTC sẽ không còn được áp dụng từ 10/02/2025.
Nội dung này được quy định tại Luật sửa đổi 09 Luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân,… được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2024. Cụ thể tại khoản 6 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế như sau: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót trong trường hợp: - Trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !