Ngày đăng tin : 30/11/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Trong bài viết này, Sàn Kế Toán giới thiệu tới bạn phần mềm kế toán Misa. Phân tích các ưu nhược điểm của phần mềm này, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định trong việc lựa chọn sử dụng phần mềm kế toán.
1. Tổng quan về phần mềm kế toán MISA SME
Công ty cổ phần MISA, được thành lập bởi ông Lữ Thành Long và Nguyễn Xuân Hoàn, là công ty chuyên cung cấp những phần mềm cho lĩnh vực quản lý của các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước. Một số phần mềm tiêu biểu của công ty Misa đã tạo ra là phần mềm quản lý hộ tịch, trường học, v.v… và phần mềm kế toán Misa cũng là một sàn phẩm tiêu biểu trong số đó.
Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, đến nay MISA đã mở rộng dịch vụ phần mềm khắp cả nước. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết trong công việc cùng với hệ thống phần mềm đạt chuẩn quốc tế đã giúp MISA trở thành một thương hiệu lớn trong lĩnh vực phần mềm tại Việt Nam.
Phần mềm kế toán khó thao tác, sử dụng và không đáp ứng các nghiệp vụ chính là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp hiện nay. MISA “trình làng” giải pháp phần mềm kế toán MISA SME.NET 2022 phiên bản mới mang đến nhiều cải tiến về giao diện giúp kế toán dễ dàng triển khai, sử dụng.
Tại Việt Nam, MISA đã có gần 250.000 khách hàng là các đơn vị hành chính sự nghiệp, trường học, doanh nghiệp, hộ cá thể và khoảng 1,5 triệu khách hàng cá nhân. Chiếm 50% thị phần doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo nguồn vietnamnet.vn).
Phần mềm Misa hỗ trợ cho việc tính thu chi, tiền lương lương, lợi nhuận, tiền thưởng cho nhân viên, phòng ban một cách tự động cũng như kiểm soát công nợ và doanh số, tiết kiệm được thời gian hơn rất nhiều so với cách thủ công ngày xưa. Để mang lại được lợi ích to lớn như vậy, phần mềm đã được phát triển những tính năng trong nhiều nghiệp vụ và lĩnh vực khác nhau để đem lại năng suất tối ưu cho nhiều doanh nghiệp.
Phần mềm Misa đem lại những lợi ích lớn cho người sử dụng như sau:
Bên cạnh những ưu điểm, phần mềm còn tồn tại tại một số hạn chế như:
Để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất trong quá trình sử dụng phần mềm. Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh liên hệ sau:
Website: https://www.misa.vn/
Email: contact@misa.com.vn
SĐT: 024 3795 9595
Trụ sở chính: Tòa nhà Technosoft - Ngõ 15 Duy Tân, Q.Cầu giấy, Hà Nội
Facebook: Phần mềm kế toán MISA
Zalo: Phần mềm kế toán MISA
Group Facebook: Cộng đồng Hỗ trợ MISA SME.NET - Phần mềm kế toán doanh nghiệp
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !