Ngày đăng tin : 16/03/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
Giáo viên được dạy thêm tối đa bao nhiêu giờ?
Trường hợp dạy thêm trong trường
Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định, thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Trong đó,người sử dụng lao động phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm.
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng.
Như vậy, nếu nhà trường tổ chức dạy thêm ngoài thời giờ làm việc bình thường của giáo viên thì hoạt động này được tổ chức không quá 200 giờ/năm. Theo đó, giáo viên được dạy thêm trong trường tối đa 200 giờ/năm.
Trường hợp dạy thêm ngoài trường
Hiện nay chưa có quy định giới hạn về thời gian dạy thêm ngoài trường của giáo viên. Công việc dạy thêm ngoài trường là công việc khác với công việc ký hợp đồng với trường học, do đó không tính vào thời gian làm thêm giờ của công việc dạy học trên lớp theo Điều 107 Bộ luật Lao động.
Giáo viên ký hợp đồng lao động để dạy thêm với các cơ sở kinh doanh cần đáp ứng quy định về thời giờ làm việc bình thường tại Điều 105 Bộ luật Lao động như sau:
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.
- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Giáo viên dạy thêm cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, giáo dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Lưu ý các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm
- Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
- Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử Đây là một trong những quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025 được Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế trong trường hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế);
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2024/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó, Nghị định 65 gia hạn thời gian nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5, 6, 7, 8, 9 năm 2024 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đến hết ngày 20/11/2024. Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.
1. 4 trường hợp được hoàn trả tiền đóng BHYT năm 2025 Theo Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 quy định, người đang tham gia BHYT theo nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình được hoàn trả tiền đóng BHYT trong 04 trường hợp sau: (1) Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008) - Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.
Đề xuất mới về thời điểm hưởng lương hưu từ 01/7/2025 Theo dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí (sau đây gọi tắt là dự thảo Thông tư), thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện thực hiện theo quy định tại Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết như sau: (1) Thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên: Tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ tuổi nghỉ hưu. Ví dụ 1: Ông A sinh ngày 05/4/1964, tham gia BHXH tự nguyện và đóng BHXH 19 năm. Tính đến tháng 7/2025, ông A tròn 61 tuổi 3 tháng, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trong trường hợp này, thời điểm hưởng lương hưu của ông A được tính từ ngày 01/8/2025.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !