Ngày đăng tin : 26/08/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. FDI là gì? FDI là viết tắt của từ gì?
FDI là từ viết tắt của từ Foreign Direct Investment, được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các hoạt động kinh doanh luôn sử dụng thuật ngữ này.
Trong khi đó, theo giải thích chi tiết về FDI của Tổ chức thương mại thế giới, FDI hay còn gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nước đầu tư có được tài sản từ nước khác và có quyền quản lý số tài sản đó và mối quan hệ giữa hai nước này là nước chủ đầu tư và nước thu hút đầu tư.
Như vậy, có thể hiểu, FDI được hiểu là hình thức đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư của nước ngoài. Phía thu hút đầu tư có thể là doanh nghiệp hoặc là một đất nước cụ thể.
2. Đặc điểm của FDI là gì?
Mặc dù không có định nghĩa cụ thể FDI là gì nhưng trên thực tế có thể đưa ra một số đặc điểm của FDI như sau:
- Lợi nhuận: Đây có lẽ là mục đích chính mà FDI mang lại. Dù dưới bất cứ hình thức nào thì khi liên quan đến đầu tư thì mục đích chính sẽ không gì khác ngoài việc đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
- Cơ sở tính lợi nhuận từ FDI chính là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư. Bởi khi quyết định đầu tư cho bất kì một doanh nghiệp nào khác, lợi nhuận luôn là sự quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư. Và lợi nhuận từ FDI được hình thành từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư.
- Sự tham gia của nhà đầu tư: Để nhận được lợi nhuận từ sự đầu tư, việc can thiệp và tham gia vào điều hành, quản lý doanh nghiệp được đầu tư sẽ luôn là vấn đề các nhà đầu tư đặt ra trước khi xem xét, quyết định đầu tư vào bất cứ gì.
3. Doanh nghiệp FDI là gì? Gồm đặc điểm thế nào?
Hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về doanh nghiệp FDI là gì cũng như chưa có quy định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp này mà chỉ có giải thích chung về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020.
Cụ thể, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Có thể kể đến một số đặc điểm của doanh nghiệp FDI:
- Hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI:
Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác;
Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC.
ADVERTISING
Lưu ý: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
- Hình thức doanh nghiệp:
Công ty TNHH 1 thành viên;
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
Công ty cổ phần;
Công ty hợp danh.
- Quyền và nghĩa vụ: Có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp FDI.
- Mục đích hoạt động: Hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam, Mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.
4. Cần điều kiện gì để trở thành doanh nghiệp FDI?
Ngoài giải thích về FDI là gì, bài viết cũng sẽ đưa ra một số điều kiện để doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp FDI, cụ thể như sau:
4.1 Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài như trên đứng ra thành lập hoặc góp vốn.
4.2 Kinh doanh ngành, nghề không bị cấm
Để trở thành doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp không được kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020, bao gồm:
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
4.3 Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo khoản 1, 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau;
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
4.4 Thành lập doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hoàn thành xong bước này, doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI và được hưởng các ưu đãi của một doanh nghiệp FDI.
Như vậy, điều kiện quan trọng nhất của để trở thành doanh nghiệp FDI là được thành lập hoặc góp vốn từ nhà đầu tư nước ngoài và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
5. Các loại đầu tư nước ngoài FDI gồm những gì?
Bên cạnh những thắc mắc liên quan đến FDI thì vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là các hình thức đầu tư nước ngoài FDI là gì. Cụ thể như sau:
5.1 FDI theo chiều ngang
Đây là dạng đầu tư có vốn nước ngoài phổ biến nhất hiện nay. Với hình thức này, các nhà đầu tư tập trung đầu tư vốn vào một công ty nước ngoài thuộc cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty do chủ đầu tư FDI sở hữu hoặc điều hành.
Khi đó, hai doanh nghiệp sẽ cùng sản xuất hoặc kinh doanh cùng những mặt hàng tương tự nhau. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có thể cùng “đẩy” cho nhau phát triển.
5.2 FDI theo chiều dọc
Bên cạnh việc phân loại FDI theo chiều ngang thì còn có hình thức khác là theo chiều dọc. Khác với FDI theo chiều ngang là cùng ngành, nghề giống nhau thì FDI theo chiều dọc là một dạng đầu tư vào một chuỗi cung ứng trong đó có thể bao gồm một hoặc nhiều ngành, nghề khác nhau.
5.3 FDI tập trung
Ngoài việc thực hiện theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang thì những ngành, nghề đầu tư ít nhiều cũng có liên quan đến nhau hoặc chỉ vào một doanh nghiệp tuy nhiên, loại FDI tập trung lại là dạng đầu tư vào nhiều công ty khác nhau từ cùng một doanh nghiệp và thuộc các ngành hoàn toàn khác nhau.
Điều này đã tạo ra một FDI “chùm” và vốn FDI không liên kết trực tiếp với các nhà đầu tư kinh doanh.
6. Tác động của FDI đến các nhà đầu tư thế nào?
Trước hết, có thể khẳng định, FDI mang đến lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Đồng thời, đầu tư FDI có tác động vô cùng lớn đến nền kinh tế, xét trên tất cả các phương diện từ tiêu cực đến tích cực. Trong đó, có thể kể đến một số tác động của FDI đến nền kinh tế như sau:
- Tác động tích cực: Việc đầu tư FDI thường gắn liền với chuyển giao công nghệ, nguồn vốn đầu tư FDI thường khá lớn, có tính ổn định cao, thời gian đầu tư cũng kéo dài. Đặc biệt, nó sẽ khắc phục được tình trạng thiếu vốn đầu tư để phát triển doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp được đầu tư FDI phát triển, kéo theo đó, nền kinh tế của nước được đầu tư cũng sẽ phát triển theo. Không chỉ vậy, khi doanh nghiệp phát triển, nhu cầu việc làm cũng tăng kéo theo đó sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công việc cho người lao động…
- Tác động tiêu cực: Bên cạnh những ưu điểm, FDI cũng mang đến một số mặt tiêu cực như: Hạn chế nguồn đầu tư trong nước do đã tập trung nguồn lực để đầu tư ở nước ngoài; khi chính trị của quốc gia được đầu tư có sự thay đổi thì việc đầu tư FDI sẽ gặp nhiều rủi ro…
7. Ví dụ về FDI ở Việt Nam?
Hiện nay, có thể kể đến một số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam; Công ty TNHH HanSung Haram Việt Nam/Nhà máy sản xuất, nhuộm sợi và chỉ Han Sung; Công ty TNHH Dệt và Nhuộm Hưng Yên/Dự án di chuyển và đầu tư bổ sung dây chuyển kiểm tra sản phẩm; Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam…
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: + Tại khoản 2 Điều 42 quy định: Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn. - Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại: Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Điều 7. Giá tính thuế … 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !