Ngày đăng tin : 23/11/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Doanh nghiệp nào không cần lập Báo cáo tài chính?
Những trường hợp dưới đây không cần lập Báo cáo tài chính năm:
(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ theo quy định tại Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Báo cáo tài chính năm áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp thuộc mọi ngành và thành phần kinh tế, trừ trường hợp đặc biệt không phải nộp Báo cáo tài chính.
Trong số các trường hợp không phải nộp, có doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 132/2018/TT-BTC.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập Báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.
(2) Doanh nghiệp được gộp kỳ kế toán
Theo khoản 2, khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định:
4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Theo đó, doanh nghiệp được phép gộp Báo cáo tài chính trong trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo/năm trước đó để thành 01 kỳ kế toán. Kỳ kế toán sau khi gộp phải ngắn hơn 15 tháng.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC, có thể kết luận:
Nếu thuộc trường hợp được gộp kỳ kế toán, doanh nghiệp không cần nộp Báo cáo tài chính của năm đầu tiên (đối với doanh nghiệp mới thành lập)/năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản).
(3) Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động
Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động. Trong thời gian này, người nộp thuế không cần nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, hoặc năm dương lịch.
Như vậy, nếu doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong toàn bộ năm dương lịch thì không cần thực hiện nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Do đó, cũng không cần lập và nộp Báo cáo tài chính năm trong trường hợp này.
2. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp Báo cáo tài chính?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015:
Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Đồng thời, khoản 4 Điều 6 Luật này cũng nhấn mạnh, Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời.
Bên cạnh đó, như đã nêu ở trên, Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC có nêu, Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế.
Căn cứ vào những quy định này, có thể thấy, Báo cáo tài chính áp dụng với tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp Báo cáo tài chính (trừ những trường hợp không phải lập và nộp báo cáo tài chính đã nêu) kể cả không phát sinh doanh thu, chi phí.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là một trong những quy định mới được Chính phủ quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/6/2025. Theo đó, khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
1. Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử Đây là một trong những quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025 được Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế trong trường hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế);
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2024/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó, Nghị định 65 gia hạn thời gian nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5, 6, 7, 8, 9 năm 2024 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đến hết ngày 20/11/2024. Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.
1. 4 trường hợp được hoàn trả tiền đóng BHYT năm 2025 Theo Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 quy định, người đang tham gia BHYT theo nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình được hoàn trả tiền đóng BHYT trong 04 trường hợp sau: (1) Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008) - Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !