Ngày đăng tin : 22/02/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính
Ngày 11/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung trên tinh thần phân cấp quản lý (Luật Đấu thầu, Luật Đất đai; Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước...).
Trên cơ sở những điểm mới của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đặc biệt trong điều kiện tổ chức lại bộ máy theo hướng rút gọn.
Theo đó, cơ quan Kho bạc Nhà nước (KBNN) dự kiến sẽ giảm từ 63 đầu mối còn 20 KBNN.
Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 , Bộ Tài chính dự thảo Nghị định riêng thay thế nội dung quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán niên độ ngân sách đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP.
Trong đó tập trung một số nội dung mới như sau:
- Quy định nguyên tắc thanh toán, hồ sơ pháp lý gửi kho bạc, hồ sơ thanh toán, tạm ứng, biểu mẫu kiểm soát theo hướng gắn với trách nhiệm trực tiếp và toàn diện của chủ đầu tư/ban quản lý dự án.
- Đơn giản hóa hồ sơ pháp lý, hồ sơ thanh toán phù hợp với hệ thống dịch vụ công trực tuyến và phạm vi kiểm soát thanh toán của KBNN.
Dự thảo Nghị định đề xuất quy định chi tiết về quản lý, thanh toán, quyết toán niên độ ngân sách vốn đầu tư công cho dự án, nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề xuất đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, thanh toán, quyết toán niên độ ngân sách cho nhiệm vụ, dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Một số nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định dự kiến bao gồm: Quy định chung; quản lý, thanh toán vốn đầu tư công: Quyết toán vốn đầu tư công nguồn NSNN theo năm ngân sách (quyết toán theo niên độ); ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm tra; trách nhiệm của các cơ quan liên quan....
2. Quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính dự án đầu tư công
Theo Bộ Tài chính, việc xây dựng một Nghị định riêng về quản lý, thanh toán, quyết toán niên độ ngân sách đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và bám sát nguyên tắc cải cách mạnh mẽ công tác kiểm soát, thanh toán tại KBNN.
Điều này nhằm thanh toán trực tuyến 100%, đơn giản hóa thủ tục phải gửi cơ quan KBNN, đẩy mạnh số hóa quy trình kiểm soát, rõ phạm vi kiểm soát thanh toán của cơ quan KBNN.
Triệt để phân cấp quản lý cho Bộ chủ quản, chủ đầu tư trong quy trình triển khai thực hiện, giải ngân các dự án nhằm nhanh nhất giải phóng nguồn lực đầu tư công.
Trên đây là nội dung đề xuất Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây. 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được mở rộng Tại Điều 1 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh chủ yếu bao gồm các nội dung về chuyển đổi Phòng công chứng, điều kiện trụ sở, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng. Khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định 104/2025/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm việc quy định chi tiết nhiều điều khoản mới của Luật Công chứng 2024 và các biện pháp thi hành, như: việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; tổ chức Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…
Bắt buộc xuất hóa đơn cho khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa. Và các trường hợp lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
1. Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng BHXH? Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm nói chung và chủ hộ kinh doanh dạy thêm đều thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này được quy định tại khoản điểm m khoản 1, khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau: Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !