Ngày đăng tin : 30/10/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Cách tính khoản thu trái luật liên quan chứng khoán thay đổi gì?
Theo đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Thông tư 117/2020/TT-BTC về phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:
d) Khoản thu trái pháp luật đối với trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán được tính bằng tổng khoản thu trái pháp luật trong các giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá (ngày giao dịch không hưởng quyền) và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá.
Khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá được tính theo công thức quy định tại khoản này. Đối với trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong giai đoạn sau khi điều chỉnh giá, giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này là giá mua bình quân trong giai đoạn trước ngày giao dịch không hưởng quyền được điều chỉnh giá theo công thức sau:
P’=(P+Pa*a-C)/(1+a+b)
Trong đó:
P’: giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này.
P: giá mua bình quân cổ phiếu trong giai đoạn trước ngày giao dịch không hưởng quyền.
Pa: giá cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi.
a: tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi.
b: tỷ lệ chia cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
C: cổ tức bằng tiền.
Trong khi đó, theo quy định hiện nay tại điểm d khoản 3 Điều 3 Thông tư 117/2020 đang quy định như sau:
d) Khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán được tính bằng tổng khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá (ngày giao dịch không hưởng quyền) và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá.
Khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá được tính theo công thức quy định tại khoản này. Đối với trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong giai đoạn sau khi điều chỉnh giá, giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này là giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền.
Có thể dễ dàng nhận ra rằng, quy định tại dự thảo đã đưa ra công thức cụ thể để tính giá khối lượng chênh lệch khi khoản thu trái pháp luật trong trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn mua vào trong giai đoạn sau khi điều chỉnh giá, so với quy định hiện nay.
Theo đó, hiện nay, đây là giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền còn đề xuất hiện nay tính dựa theo công thức:
Giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch = (Giá mua cổ phần bình quân trong giai đoạn trước ngày giao dịch không hưởng quyền + Giá cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi * tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi - cổ tức bằng tiền) / (1 + tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi + tỷ lệ chia cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu).
Tính khoản thu trái luật do vi phạm về chứng khoán thế nào?
Bên cạnh thay đổi phương pháp tính khoản thu trái luật dự thảo còn đề xuất sửa đổi quy định về số lợi bất hợp pháo do che giấu thông tin về sở hữu chứng khoán để hỗ trợ/trốn tránh người khác thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin/chào mua công khai.
Cụ thể:
- Tổ chức che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự với một/một số chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin/nghĩa vụ khi chào mua công khai chứng khoán: Lợi bất hợp pháp là toàn bộ số tiền, chứng khoán, lợi ích khác phát sinh từ số chứng khoán che giấu quyền sở hữu thực sự.
- Tổ chức, cá nhân hỗ trợ người khác che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự với một/một số chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin/chào mua công khai: Số lợi bất hợp pháp là toàn bộ số tiền, chứng khoán, lợi ích khác phát sinh từ hành vi vi phạm, xác định trên cơ sở hợp đồng/thoả thuận giữa các bên.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Cơ quan quản lý công tác an toàn lao động từ 01/3/2025 Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 120/QĐ-BNV 2025, Cục Việc làm trực thuộc Bộ Nội vụ là cơ quan thực hiện quản lý công tác an toàn lao động từ 01/3/2025. Cục được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cục Việc Làm, Cục An toàn lao động, trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực 1, 2, 3. * Cơ cấu tổ chức: Theo Điều 3 Quyết định 120/QĐ-BNV 2025, cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm gồm: 8 đơn vị hành chính: Phòng Chính sách việc làm. Phòng Thị trường lao động. Phòng Bảo hiểm thất nghiệp. Phòng Điều kiện lao động. Phòng Quy chuẩn và Kiểm định kỹ thuật. Phòng Huấn luyện và Thông tin an toàn, vệ sinh lao động.
Doanh nghiệp có phải đổi Giấy đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập tỉnh? Trước việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, rất nhiều người lo lắng doanh nghiệp có phải đổi Giấy đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập tỉnh thành không. Để trả lời cho vấn đề này, Bộ Tài chính đã có Công văn 4370/BTC-DNTN hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính.
Công văn 4370/BTC-DNTN 2025 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể về công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính. Theo Công văn 4370/BTC-DNTN 2025, trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ không phải đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh do sự thay đổi về địa giới hành chính. Cụ thể: (1)Tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đã cấp: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác) sẽ tiếp tục sử dụng các loại GCN đã được cấp trước đó, dù có thay đổi địa giới hành chính gồm:
1. Điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất thế nào? Khoản 1 Điều 27 Luật Đất đai 2024 đã nhấn mạnh người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định. Theo đó, khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất như sau: - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện phép khác để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Như vậy, người sử dụng đất được phép cho thuê đất nếu quyền sử dụng đất đấp ứng các điều kiện nêu trên.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !