Ngày đăng tin : 16/09/2020
Chia sẻ thông tin hữu ích
Kế toán luôn được xếp trong top ngành hot trên thị trường lao động ở Việt Nam. Không chỉ vì mức lương và đãi ngộ mà đặc thù kế toán là công việc được đánh giá là dễ thăng tiến và có thể học hỏi cũng như phát triển bản thân được nhiều trong quá trình làm việc. Vì vậy mỗi năm lại có hàng chục nghìn sinh viên đăng ký theo học chuyên ngành kế toán ở các trường đại học, các cơ sở đào tạo trên khắp cả nước. Tuy nhiên sinh viên kế toán ra trường không tìm được việc làm phù hợp luôn là câu chuyện nhức nhối được đề cập mỗi năm. Liệu vấn đề nằm ở thị trường việc làm, ở sinh viên, hay mấu chốt là khâu đào tạo từ trong nhà trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mời các bạn đọc bài viết!
Dựa trên số liệu thống kê năm 2018 của “ We are social Viet Nam”, Việt Nam có khoảng hơn 500.000 doanh nghiệp lớn nhỏ. Mỗi doanh nghiệp trung bình cần tới 5-6 kế toán để duy trì hoạt động với thu nhập từ 7-9 triệu đồng.
Ở thời điểm hiện tại, số lượng doanh nghiệp chắc chắn đã lớn hơn rất nhiều khi trong vài năm trở lại đây, startup đang thực sự trở thành một trào lưu, thậm chí còn có câu nói “ Người người khởi nghiệp, nhà nhà khởi nghiệp”. Số lượng doanh nghiệp tăng lên đồng nghĩa với nhu cầu nhân sự trong ngành kế toán cũng tăng lên. Nếu thực sự bạn có năng lực, không sợ không có việc làm phù hợp.
Nếu như trước kia, để có thể trúng tuyển và theo học ngành kế toán ở những trường đại học đào tạo chính quy, có tên tuổi thì phải có điểm thi đại học khá cao và áp lực cạnh tranh cũng vô cùng lớn. Nhưng giờ đây có rất nhiều cơ sở đào tạo mới mọc ra, những trường đại học đào tạo bổ sung thêm ngành kế toán dẫn tới chất lượng đầu vào bị kéo xuống. Chất lượng hơn số lượng chính là quy chuẩn chung của bất cứ ngành nghề nào. Tuy nhiên vì chạy theo nhu cầu trước mắt, nhiều cơ sở đào tạo lại đi theo quy chuẩn ngược lại. Tức là “số lượng hơn chất lượng“. Chỉ làm sao cho càng nhiều người theo học mà không tìm ra phương pháp đào tạo hiệu quả.
Theo khảo sát tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội 6 tháng đầu năm 2017, nhu cầu tìm việc của lao động có trình độ CĐ, ĐH chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,46% tổng số lao động. Ngành có nhiều người tìm việc nhất là kế toán - tài chính, hành chính văn phòng, kinh doanh - bán hàng, cơ khí - hàn… Bản tin Thị trường lao động quý 2/2017 được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố cũng cho thấy, nhóm nghề kế toán - kiểm toán có số lượt người tìm việc nhiều nhất (chiếm 16,9%); tiếp đó là quản trị kinh doanh (10,4%) và nhân sự (10%).
Mặc dù nhân lực đang dư thừa, song hiện cả nước vẫn có khoảng 200 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành nghề kế toán. Nhiều trường không chuyên nhưng kế toán được xem là ngành chủ lực. Đơn cử như Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 có 2.000 thì có tới 900 chỉ tiêu ngành kế toán…
Cũng giống như ngành Sư phạm, ngành Kế toán đang khủng hoảng thừa nhân lực. Nhiều năm nay, do làm chưa tốt công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động để đào tạo đúng hướng, giúp người học có định hướng rõ ràng, đã dẫn tới tình trạng khủng hoảng thừa ở một số ngành nghề. Vì vậy, rất cần sự khảo sát, đánh giá cụ thể để đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, lãng phí như hiện nay
Số lượng sinh viên ngành kế toán mỗi năm đều không ngừng tăng cao nhưng hệ thống đào tạo lại không chịu đổi mới. Kết quả là những cử nhân với cái đầu nặng kiến thức mà không có kinh nghiệm thực tế.
Người ta thường nói nghề kế toán khô khan, rạch ròi khi phải làm việc với những con số. Nhưng chỉ cần có đam mê với công việc, chắc chắn các kế toán viên sẽ cảm thấy hạnh phúc khi có thể sắp xếp những con số vào đúng vị trí. Ngoài ra sự đam mê cũng thôi thúc bạn không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng để trở thành kế toán giỏi.
Như đã phân tích ở trên, ảnh hưởng của khâu đào tạo ở các trường đại học là rất lớn đến hiệu quả làm việc thực tế và tìm kiếm cơ hội việc làm của sinh viên. Cách đào tạo không được cải tiến, chú trọng đến lý thuyết mà không tạo ra môi trường để sinh viên vận dụng kiến thức, thực hành, kiểm tra năng lực làm việc thực sự của bản thân khiến cho:
- Những sinh viên tốt nghiệp từ các trường được trang bị rất tốt về lý thuyết và nguyên tắc hạch toán kế toán nhưng lại không được thực hành nhiều nên kỹ năng làm việc còn nhiều hạn chế.
- Công việc của kế toán viên ở doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là hạch toán đúng với quy định của chế độ kế toán và tuân thủ tốt chuẩn mực kế toán mà còn phải tuân thủ đúng các luật thuế và các luật chuyên ngành khác. Nhưng chính luật thuế và các luật chuyên ngành khác liên quan đến công tác kế toán thì những sinh viên mới ra trường lại nắm chưa thật chắc và đặc biệt là chưa có kinh nghiệm để xử lý sao cho có lợi nhất cho phía doanh nghiệp.
- Khối kiến thức chung mang nặng tính lý thuyết giáo điều, trong khi khối kiến thức chuyên ngành lại không được chuyên sâu, rời rạc . Trong khi các doanh nghiệp lại muốn tuyển những người có thể làm công việc chuyên môn được ngày để giảm bớt chi phí và thời gian đào tạo.
- Số lượng học viên trong một lớp quá lớn(30 đến 100 sinh viên/ lớp), trong khi đó chỉ có 1 giáo viên hướng dẫn nên việc đào tạo kỹ năng làm việc ở các trường là hết sức hạn chế
Bên cạnh đó thì sự ra đời của những phương pháp làm kế toán mới hiện đại hơn mang lại hiệu quả công việc tương đương mà giá thành lại rẻ ( như các dịch vụ kế toán) cũng đang tranh chỗ trên mảnh đất việc làm của sinh viên kế toán. Bởi vậy nếu hệ thống đào tạo không được cải tổ để theo kịp dòng chảy của thời đại, sinh viên kế toán phải tự tìm cách giải quyết riêng cho mình thôi.
Đầu tiên cần đến sự vào cuộc của nhà nước, nhà nước nên quy hoạch lại đào tạo nhân lực ngành kế toán một cách hợp lý, trường nào có thể mạnh về đào tạo nhân lực ngành nghề nào nên tập trung đào tạo ngành nghề đó trên cơ sở cân đối vĩ mô cung cầu lao động từng ngành nghề của từng thời kỳ. Như vậy, sẽ giảm tải rất nhiều nguồn cung lao động chất lượng không đảm bảo, tránh lãng phí nguồn lực của đất nước.
Các cơ sở đào tạo cần tăng cường thời gian đào tạo thực hành kế toán - kiểm toán trên lớp, tăng cường đào tạo gắn thực tiễn, để nguồn nhân lực khi ra trường làm việc được ngay tránh để doanh nghiệp phải đào tạo lại.
Bên cạnh đó, cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà giáo dục, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh các ngành nghề nói chung và lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng có điều kiện phát triển nghề nghiệp.
Tăng cường đào tạo khả năng thực hành ngoại ngữ, các kỹ năng mềm. Các cơ sở đào tạo nên dành thời lượng đủ lớn để trang bị cho học viên nâng cao kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh, để sau khi ra trường, đội ngũ này có thể sử dụng ngay ngoại ngữ vào công việc của mình một cách hiệu quả.
Trên đời này chỉ có bản thân mình mới hiểu rõ mình muốn gì và đang thiếu cái gì. Không ai giúp bản thân mình tốt hơn là sự tự học hỏi. Đối với một sinh viên kế toán, có một số lời khuyên với các bạn sau đây:
- Trang bị tốt kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, đó là điều kiện đầu tiên khi bạn bắt đầu đi xin việc.
- Chủ động mở rộng và tăng cường mạng lưới liên kết với các doanh nghiệp. Các bạn sinh viên có thể tìm thấy cơ hội ở những chuyến đi thực tế, hướng nghiệp ở các tổ chức, doanh nghiệp.
- Tham gia các cuộc hội thảo về nghề nghiệp kế toán do nhà trường tổ chức. Thông thường nhà trường sẽ phải liên kết với các cơ quan như Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố để tổ chức hội thảo. Do đó đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để sinh viên củng cố kiến thức, lắng nghe kinh nghiệm từ những người đi trước.
- Chủ động, chủ động và chủ động. Đó là điều sinh viên bắt buộc phải có để dễ dàng bắt nhịp khi rời khỏi giảng đường. Gợi ý cho bạn là những khóa học ngắn hạn sẽ đặc biệt hữu hiệu và phát huy tối đa công dụng.
- Nâng cao ngoại ngữ, khả năng giao tiếp cũng là một trong những điều sinh viên cần bắt tay vào làm.
Hy vọng những thông tin mà Sàn kế toán cung cấp sẽ mang lại hiệu quả cho các bạn, đặc biệt là những sinh viên đang theo học ngành kế toán. Luôn cố gắng và mọi công sức của các bạn sẽ được đền đáp.
Chúc các bạn thành công!
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: + Tại khoản 2 Điều 42 quy định: Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn. - Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại: Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Điều 7. Giá tính thuế … 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !