Ngày đăng tin : 14/03/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm có phải đóng BHXH?
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, hộ kinh doanh có sử dụng lao động theo hợp đồng từ 01 tháng trở lên thì vẫn phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH).
Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
2. Hộ kinh doanh dạy thêm đóng BHXH như thế nào?
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định, hộ kinh doanh dạy thêm đóng BHXH có thể lựa chọn phương thức đóng là 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, hộ kinh doanh phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị.
(Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 7 về Quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT do BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020)
Lưu ý: Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Người lao động đồng thời có từ 2 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên; đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.
Như vậy, giáo viên nếu đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên thì:
- Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên (thông thường là ở trường học dạy chính).
- Đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất.
- Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo cả 02 hợp đồng.
3. Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu cho hộ kinh doanh dạy thêm
Căn cứ Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho hộ kinh doanh được quy định như sau:
Hộ kinh doanh cần chuẩn bị:
- Tờ khai đơn vị tham gia điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BHXH)
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu D02-LT ban hành kèm theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH)
Giáo viên cần nộp:
- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BHXH)
- Trường hợp giáo viên được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Chuẩn bị giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn (nếu có) (Mẫu Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định 948/QĐ-BHXH)
Nộp hồ sơ: Hộ kinh doanh kê khai đầy đủ hồ sơ, nhận hồ sơ của người lao động sau đó gửi bản giấy cho cơ quan BHXH hoặc bằng hình thức trực tuyến chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày ký HĐLĐ.
Thời hạn giải quyết: Cơ quan BHXH sẽ giải quyết cấp mới sổ BHXH, thẻ BHYT không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
Lưu ý: Hiện nay, các Cơ quan BHXH ưu tiên thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua các phần mềm kê khai bảo hiểm trực tuyến. Do vậy, nếu hộ kinh doanh có chữ ký số thì có thể đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc phần mềm để sử dụng.
Nếu có nhu cầu hướng dẫn, giải đáp thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm (cung cấp trọn bộ hồ sơ), vui lòng liên hệ 0936 38 52 36. Chi phí: 500.000 đồng.
4. Từ 01/7/2025, chủ hộ kinh doanh phải tham gia BHXH bắt buộc
Hiện nay, chủ hộ kinh doanh không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Tuy nhiên, từ 01/7/2025, khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
...
m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
Như vậy, từ 01/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực đã bổ sung đối tượng là chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
5. Đề xuất lộ trình thu bảo hiểm bắt buộc với chủ hộ kinh doanh
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất đưa chủ hộ của hộ kinh doanh vào diện đóng bảo hiểm bắt buộc nhưng theo lộ trình từng nhóm từ tháng 7/2025 đến tháng 7/2029.
Theo đó, tại dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số nội dung BHXH bắt buộc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 02 phương án:
Phương án 1: Áp dụng với chủ hộ của hộ có đăng ký kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai và nhóm không kê khai, nhưng có đề nghị tham gia BHXH bắt buộc.
Phương án 2: Áp dụng với chủ hộ của hộ có đăng ký kinh doanh và muốn đóng BHXH bắt buộc.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề xuất về lộ trình tham gia bắt buộc cho các chủ hộ kinh doanh có đăng ký và nộp thuế theo phương pháp kê khai như sau:
- Từ 01/7/2027, nhóm chủ hộ của hộ kinh doanh có đăng ký, nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ đóng BHXH bắt buộc. Còn từ ngày 01/7/2029, nhóm chủ hộ của hộ có đăng ký kinh doanh khác ngoài 02 nhóm trên sẽ nằm trong diện đóng bắt buộc.
- Các chủ hộ đăng ký kinh doanh theo phương pháp kê khai nhưng trước ngày 01/7/2027 chuyển thành nhóm khoán, hoặc trước ngày 01/7/2029 không còn nằm trong nhóm kê khai lẫn khoán - tức nhóm khác thì vẫn phải đóng BHXH bắt buộc.
Mức đóng của chủ hộ hàng tháng là bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ hưu trí và tử tuất, 3% vào Quỹ ốm đau và thai sản và phải nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH hoặc qua hộ kinh doanh có đăng ký.
Chủ hộ được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, tuy nhiên cần thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần tham chiếu tại thời điểm đóng. Hiện hành thấp nhất là mức 2,34 triệu đồng và cao nhất là mức 46,8 triệu đồng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là một trong những quy định mới được Chính phủ quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/6/2025. Theo đó, khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
1. Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử Đây là một trong những quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025 được Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế trong trường hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế);
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2024/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó, Nghị định 65 gia hạn thời gian nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5, 6, 7, 8, 9 năm 2024 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đến hết ngày 20/11/2024. Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.
1. 4 trường hợp được hoàn trả tiền đóng BHYT năm 2025 Theo Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 quy định, người đang tham gia BHYT theo nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình được hoàn trả tiền đóng BHYT trong 04 trường hợp sau: (1) Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008) - Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !