Ngày đăng tin : 17/10/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Là loại hình doanh nghiệp cơ bản và phổ biến nhất đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, Công ty Cổ phần (CTCP) phải có ít nhất ba cổ đông và không có giới hạn về số lượng tối đa. Cổ đông chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty hoặc số vốn cam kết góp khi thành lập công ty. Dưới đây là một số đặc tính cơ bản của công ty cổ phần:
1. Về tư cách pháp nhân
CTCP có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp hoặc số vốn cam kết góp khi thành lập công ty.
Nói cách khác, nếu cổ đông đã góp vốn đủ thì cổ đông đó không còn trách nhiệm đối với các nghĩa vụ nợ của công ty. Nếu có một cổ đông chưa góp đủ số cổ phần đăng ký mua thì nghĩa vụ của cổ đông đó cũng chỉ giới hạn ở phần vốn cam kết chưa góp.
2. Về cơ cấu tổ chức
CTCP có cơ cấu quản lý phức tạp và hoàn chỉnh nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Cơ quan quản lý cao nhất của CTCP là Đại hội đồng cổ đông (bao gồm tất cả các cổ đông của công ty) quyết định những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của công ty.
Tiếp đến là Hội đồng quản trị với thẩm quyền quyết định các vấn đề còn lại không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông trong đó có quyền bổ nhiểm hoặc cách chức (tổng) giám đốc và các chức danh quản lý quan trọng khác trong công ty.
Ban kiểm soát chủ yếu có thẩm quyền giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và ban điều hành (trong trường hợp CTCP không có ban kiểm soát thì ban kiểm toán nội bộ và các thành viên độc lập của hội đồng quản trị thực hiện chức năng giám sát).
3. Về khả năng chuyển nhượng vốn
Cổ đông của CTCP được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ trường hợp hạn chế theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
Đối với cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp (không được chuyển nhượng trong vòng ba năm kể từ khi CTCP thành lập nếu không được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông) và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết (không được chuyển nhượng).
4. Về khả năng huy động vốn
CTCP được phép phát hành các loại chứng khoán (như cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác). Về cơ bản, không có hạn chế trong việc CTCP phát hành chứng khoán ở trong nước và nước ngoài miễn là CTCP đáp ứng các điều kiện và yêu cầu về phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.
5. Về nghĩa vụ công bố thông tin
Công ty cổ phần (không phải là công ty đại chúng) không có nghĩa vụ công bố công khai thông tin đáng kể liên quan đến hoạt động của công ty ngoài báo cáo tài chính (phải được đại hội đồng cổ đông thông qua và phải gửi cho các cổ đông một bản tóm tắt về báo cáo tài chính hàng năm) và nộp một số báo cáo về tài chính và tình hình sử dụng lao động cho cơ quan cấp phép, quản lý lao động, thuế và thông kê địa phương…
Ngoài ra, nếu CTCP có trang thông tin điện tử, CTCP phải công bố trên trang thông tin điện tử một số thông tin bắt buộc như:
(1) điều lệ công ty,
(2) thông tin về thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên và (tổng) giám đốc,
(3) báo cáo tài chính hàng năm và (4) báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hàng năm của hội đồng quản trị và ban kiểm soát. CTCP cũng có nghĩa vụ đăng ký hoặc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp như thay đổi thông tin cổ đông nước ngoài, thay đổi thông tin về người đại diện theo pháp luật …
CTCP có nghĩa vụ lập và duy trì sổ đăng ký cổ đông sau khi CTCP được thành lập; tổ chức hoặc cá nhân được coi là cổ đông của CTCP khi thông tin của họ được ghi nhận vào sổ đăng ký cổ đông.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2024/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó, Nghị định 65 gia hạn thời gian nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5, 6, 7, 8, 9 năm 2024 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đến hết ngày 20/11/2024. Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.
1. 4 trường hợp được hoàn trả tiền đóng BHYT năm 2025 Theo Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 quy định, người đang tham gia BHYT theo nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình được hoàn trả tiền đóng BHYT trong 04 trường hợp sau: (1) Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008) - Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.
Đề xuất mới về thời điểm hưởng lương hưu từ 01/7/2025 Theo dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí (sau đây gọi tắt là dự thảo Thông tư), thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện thực hiện theo quy định tại Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết như sau: (1) Thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên: Tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ tuổi nghỉ hưu. Ví dụ 1: Ông A sinh ngày 05/4/1964, tham gia BHXH tự nguyện và đóng BHXH 19 năm. Tính đến tháng 7/2025, ông A tròn 61 tuổi 3 tháng, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trong trường hợp này, thời điểm hưởng lương hưu của ông A được tính từ ngày 01/8/2025.
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !