Ngày đăng tin : 22/09/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. 8 trường hợp công ty phải thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định về việc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Điều 45. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
Theo quy định này, người sử dụng lao động phải thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động trong các trường hợp sau:
(1) - Hợp đồng lao động hết hạn.
(2) - Người lao động đã hoàn thành công việc được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
(3) - Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
(4) - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.
(5) - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.
(6) - Người lao động bị cho thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
(7) - Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài bị hết hiệu lực.
(8) - Người lao động thử việc không đạt yêu cầu mà trước đó các bên thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.
2. Công ty phải thông báo chấm dứt HĐLĐ theo hình thức nào?
Theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019 đã dẫn chiếu ở trên, phía công ty phải thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động bằng hình thức văn bản. Hiện pháp luật không quy định cụ thể mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà do phía công ty tự soạn thảo.
Bạn đọc có thể tham khảo mẫu sau:
CÔNG TY ……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: ………………. | …, ngày ….. tháng …. năm ….. |
THÔNG BÁO
Về việc chấm dứt hợp đồng lao động
Kính gửi: Ông/bà ........................................................
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;
Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày ….. tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ………………với ông/bà …………………(sau đây gọi là “Người lao động”),
Công ty xin thông báo nội dung như sau:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà: ..........................................
Chức vụ: .................................................................................................
2. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……
3. Lý do: ...................................................................................................
Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng …………… tiếp nhận công việc.
Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.
Trân trọng!
Nơi nhận: - Ông/bà: …………(thực hiện); - Phòng …………(thực hiện); - Lưu: VT. | Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
3. Không gửi thông báo chấm dứt hợp đồng, công ty có bị phạt?
Như đã đề cập, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động biết trong một số trường hợp nhất định. Nếu không gửi văn bản thông báo cho người lao động, người sử dụng lao động có thể bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 02 - 06 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, nếu không gửi văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cho nhân viên, phía công ty có thể bị phạt lên đến 06 triệu đồng.
Theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 12/2022, thẩm quyền xử phạt đối với lỗi này thuộc về Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Do đó, nếu không được công ty gửi văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có thể tố cáo hành vi vi phạm này đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để xử lý theo quy định.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: + Tại khoản 2 Điều 42 quy định: Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn. - Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại: Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Điều 7. Giá tính thuế … 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !