Ngày đăng tin : 11/07/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Hợp đồng lao động bị chấm dứt do công ty phá sản
Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 giải thích về phá sản như sau:
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Một trong những nội dung bắt buộc của quyết định tuyên bố phá sản là việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (Điều 108 Luật Phá sản). Theo đó, doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động kể từ ngày Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.
Trong khi đó, theo các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được liệt kê tại Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động chấm dứt khi người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động (khoản 7 Điều 34).
Như vậy, cùng với việc công ty bị tuyên bố phá sản thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng sẽ chấm dứt.
Người lao động được ưu tiên giải quyết quyền lợi khi công ty phá sản
Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 BLLĐ năm 2019, trường hợp doanh nghiệp phá sản thì tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản được liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản như sau:
1. Chi phí phá sản;
2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
3. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
4. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Với quy định này, người lao động sẽ được ưu tiên thanh toán thứ hai sau khi đã chi trả chi phí phá sản. Tuy nhiên, nếu sau khi thanh lý hết tài sản của doanh nghiệp mà chỉ đủ hoặc thậm chí không đủ trả chi phí phá sản thì người lao động sẽ không nhận được bất cứ khoản thanh toán nào.
Công ty phá sản, người lao động được nhận những gì?
Như đã phân tích ở trên, việc công ty phá sản là một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp, do đó, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.
Do người lao động được ưu tiên thanh toán thứ hai nên nếu sau khi trả chi phí phá sản, doanh nghiệp vẫn có đủ khả năng thanh toán thì người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
Được thanh toán tiền lương cho những ngày làm việc chưa thanh toán
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp doanh nghiệp phá sản có thể kéo dài thời hạn thanh toán nhưng không được quá 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 48 BLLĐ 2019.
Theo đó, công ty phải có trách nhiệm chi trả tiền lương lao động theo thời gian làm việc thực tế chưa được thanh toán lương trong thời gian quy định.
Được hưởng trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại Điều 46 BLLĐ năm 2019, người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được người sử lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trừ trường hợp người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu.
Với mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Cụ thể:
Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Trong đó:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Được thanh toán các loại bảo hiểm và các khoản lợi ích khác
Ngoài việc được trả tiền lương, trợ cấp thôi việc, doanh nghiệp còn phải thanh toán các loại bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cùng những khoản lợi ích khác cho người lao động theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký.
Về trợ cấp thất nghiệp, Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được quy định tại Luật sửa đổi 09 Luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân,… được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2024. Cụ thể tại khoản 6 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế như sau: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót trong trường hợp: - Trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra;
Đề xuất quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Tại khoản 1 Điều 95 Dự thảo Luật Việc làm mới nhất quy định như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, dự thảo mới đã đề xuất mức hưởng trợ cấp hằng tháng không còn quy định mức tối đa là không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như hiện hành nữa mà quy định chung đối với tất cả người lao động là: “tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp”
Ngày 18/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Theo đó, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2024/NĐ-CP như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: * Đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặc chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !