Ngày đăng tin : 25/08/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Cổ tức là gì?
Để trả lời cho câu hỏi cổ tức là gì thì trước hết cần phải biết cổ tức là một khái niệm phổ biến trong công ty cổ phần. Trong đó, khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 nêu rõ:
Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được hiểu là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Như vậy, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế.
Theo Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Doanh nghiệp đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
- Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Đồng thời, ngoài cổ tức cổ phần phổ thông còn có cổ tức cổ phần ưu đãi.
2. Tỷ lệ trả cổ tức là gì?
Theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ chi trả cổ tức là tỷ lệ của tổng số tiền cổ tức doanh nghiệp chi trả cho cổ đông dựa trên thu nhập ròng. Do đó, đây có thể coi là phần trăm thu nhập trả cho cổ đông dưới dạng cổ tức.
Công thức tính tỷ lệ chi trả cổ tức thường được tính như sau:
Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức hàng năm/cổ phiếu : Lợi nhuận/cổ phiếu = Cổ tức : Thu nhập ròng
Hoặc: Tỷ lệ chi trả cổ tức = 1 - Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại
3. Cổ tức gồm những loại nào?
Cổ tức bao gồm 02 loại là cổ tức cổ phần ưu đãi và cổ tức cổ phần cổ thông. Trong đó:
3.1 Đối với cổ tức của cổ phần ưu đãi
- Đây là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
- Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức (theo khoản 1 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020).
3.2 Đối với cổ tức của cổ phần phổ thông
Trong khi đó, căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.
4. Nên mua cổ phiếu trước hay sau khi chia cổ tức?
Đây là một trong những câu hỏi thường được quan tâm nhất khi tìm hiểu về cổ tức là gì. Theo đó, cần xem xét đến đặc điểm trước và sau khi chia cổ tức. Cụ thể:
- Trước khi chia cổ tức: Nhà đầu tư có nhu cầu mua cổ phiếu cao vì muốn nhận cổ tức qua đó khiến giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh. Do đó, nhà đầu tư sẽ được hưởng cổ tức từ công ty. Tuy nhiên giá trị cổ phiếu không phụ thuộc nhiều vào việc chi trả cổ tức.
- Sau khi chia cổ tức: Nhu cầu mua cổ phiếu sẽ ít hơn thời điểm trước khi chia cổ tức, giá cổ phiếu cũng có xu hướng giảm. Ở thời điểm này, giá cổ phiếu sẽ rẻ hơn so với thời điểm trước đó.
Do đó, căn cứ vào mục đích đầu tư, các nhà đầu tư đưa ra lựa chọn thời điểm mua cổ phiếu hợp lý nhất với mình.
5. Chia cổ tức trong công ty cổ phần như thế nào?
5.1 Hình thức chi trả cổ tức
Theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, tài sản khác hoặc cổ phiếu (cổ phiếu là chứng chỉ do công ty phát hành xác nhận quyền sở hữu cổ phần).
5.2 Quy trình chi trả lợi nhuận
Theo điểm b khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị có quyền kiến nghị mức cổ tức được trả.
Căn cứ khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, quy trình công ty chi trả cổ tức cho cổ đông như sau:
Bước 1: HĐQT kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức.
Bước 2: ĐHĐCĐ tiến hành cuộc họp thường niên để xem xét phương án trả cổ tức, quyết định mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại.
Bước 3: Sau khi ấn định thời gian trả cổ tức, HĐQT lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.
Bước 4: Gửi thông báo về việc trả cổ tức tới các cổ đông. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức.
Bước 5: Chi trả cổ tức. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Lưu ý:
- Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.
- Nếu chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần. Tuy nhiên, công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.
5.3 Thời hạn trả cổ tức
Căn cứ khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ tức sẽ được trả đủ trong 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp đại hội đồng cổ đông thường niên nếu trả cổ tức bằng tiền mặt.
5.4 Thông báo trả cổ tức
Cũng theo khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp, thông báo về việc trả cổ tức phải được gửi đến địa chỉ của cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo này gồm các nội dung:
- Tên, trụ sở chính của công ty.
- Họ tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông.
- Thời điểm, phương thức trả cổ tức.
- Số lượng cổ phần từng loại, mức cổ tức với từng cổ phần và tổng số cổ tức được nhận.
- Chữ ký, họ tên của Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đại diện của công ty.
6. Cổ đông nhận cổ tức có phải đóng thuế TNCN không?
Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
Căn cứ theo khoản 2, 4 Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN đối với thu nhập từ cổ tức là 5% trên giá trị thu nhập từ cổ tức.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: + Tại khoản 2 Điều 42 quy định: Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn. - Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại: Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Điều 7. Giá tính thuế … 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !