Ngày đăng tin : 15/04/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Giảm trừ gia cảnh là gì?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13, giảm trừ gia cảnh được hiểu là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế của cá nhân cư trú đối với các khoản thu nhập có được từ kinh doanh, tiền công, tiền lương có nghĩa vụ phải nộp thuế.
2. Có giảm trừ gia cảnh cho con trên 18 tuổi được không?
Vẫn được giảm trừ gia cảnh cho con trên 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Con từ 18 tuổi trở lên mà bị khuyết tật và không có khả năng lao động.
- Con hiện đang học các bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, bao gồm cả con từ 18 tuổi trở lên hiện đang học bậc phổ thông (tính cả khoảng thời gian chờ kết quả đại học từ tháng 06 - 09 của năm lớp 12) tại Việt Nam/nước ngoài mà không có thu nhập/có thu nhập mà bình quân năm không quá 01 triệu đồng từ tất cả các ngoài thu nhập.
Bởi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC về các khoản giảm trừ thì các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi xác định thu nhập tính thuế của cá nhân từ tiền công, tiền lương, kinh doanh trong đó có người phụ thuộc, gồm:
- Con: Con đẻ/nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ/chồng, cụ thể gồm có:
- Con <18 tuổi (tính đủ theo tháng).
- Con từ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật và không có khả năng lao động.
- Con hiện đang học các bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, bao gồm cả con từ 18 tuổi trở lên hiện đang học bậc phổ thông (tính cả khoảng thời gian chờ kết quả đại học từ tháng 06 - 09 của năm lớp 12) tại Việt Nam/nước ngoài mà không có thu nhập/có thu nhập mà bình quân năm không quá 01 triệu đồng từ tất cả các ngoài thu nhập.
3. Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho con trên 18 tuổi
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC, hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho con trên 18 tuổi gồm có những giấy tờ dưới đây:
- Đối với con trên 18 tuổi mà bị khuyết tật và không có khả năng lao động thì cần có:
Giấy khai sinh và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản chụp).
Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định pháp luật (bản chụp).
- Đối với con trên 18 tuổi hiện đang học tại Việt Nam/nước ngoài các bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, bao gồm cả con từ 18 tuổi trở lên hiện đang học bậc phổ thông (tính cả khoảng thời gian chờ kết quả đại học từ tháng 06 - 09 của năm lớp 12) mà không có thu nhập/có thu nhập mà bình quân năm không quá 01 triệu đồng từ tất cả các ngoài thu nhập, cần có:
Giấy khai sinh (bản chụp).
Thẻ sinh viên của con hoặc bản khai được nhà trường xác nhận hoặc các giấy tờ khác chứng minh con đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề (bản chụp).
Như vậy, tuỳ theo con trên 18 tuổi thuộc trường hợp nào mà cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tương ứng.
4. Con học đại học có được giảm trừ gia cảnh không?
Con học đại học phải đáp ứng thêm điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 thì mới được giảm trừ gia cảnh.
Cụ thể, con học đại học nhưng không có thu nhập/thu nhập không vượt quá mức quy định (cụ thể là không quá 01 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC) thì sẽ thuộc đối tượng người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.
Bởi người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm phải nuôi dưỡng, gồm có các đối tượng sau:
- Con chưa thành niên hoặc con bị tàn tật và không có khả năng lao động.
- Các cá nhân không có thu nhập, hoặc vẫn có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định, gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề; vợ/chồng không có khả năng lao động; bố mẹ đã hết tuổi lao động/không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.
5. Mức giảm trừ gia cảnh 2024 là bao nhiêu?
Giảm trừ gia cảnh gồm có giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế và giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc. Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay được quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 cụ thể như sau:
- Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, tương ứng với 132 triệu đồng/năm.
- Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Dịch vụ kê khai thuế trọn gói chỉ từ 500.000đ tại Thuế Quang Huy, đảm bảo chính xác, tiết kiệm và tuân thủ pháp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Đây là nội dung tại Công văn 99/TCT-CS ngày 08/01/2025 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng. Tại Công văn 99/TCT-CS, Tổng cục Thuế cho biết đã nhận được công văn số 1222/CT-TTKT ngày 17/1/2024 của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế căn cứ vào các quy định sau để hướng dẫn xử lý trường hợp đã hoàn thuế hàng xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt:
Khi nào không phải nộp thuế sử dụng đất? Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC, đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm: 1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng - Đất giao thông, thủy lợi bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước),...
1. Hàng hóa nguy hiểm là gì? Theo khoản 1 Điều 51 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, hàng hóa nguy hiểm được định nghĩa như sau: Điều 51. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm 1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia Như vậy, hàng hóa nguy hiểm là những hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ gây nguy hại tới con người, môi trường, an ninh. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP) 2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !