Ngày đăng tin : 22/08/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì?
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản chi để mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật quản lý thuế nhưng được thanh toán thông qua các phương tiện khác mà không phải là tiền mặt, chẳng hạn séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng.
Căn cứ khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là căn cứ để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể:
- Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào: Một trong nhưng căn cứ để khấu trừ là phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 20 triệu đồng trở lên.
Trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế giá trị gia tăng và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Lưu ý: Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế giá trị gia tăng.
Nếu người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hoá đơn có tiêu thức “Cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.
- Xác định các khoản chi được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Các loại chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
Căn cứ khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và Thông tư 173/2016/TT-BTC, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán dùng tiền mặt khác, cụ thể:
* Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm các loại như:
- Séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử).
- Các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).
* Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác
Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác là một trong các hình thức thanh toán dưới đây:
(1) Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng.
Phương thức này cần thỏa mãn điều kiện sau:
- Phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng.
- Phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng.
Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba thì phải có biên bản bù trừ công nợ của ba bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
(2) Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba.
Phương thức này cần thỏa mãn điều kiện sau:
- Phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng.
- Phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó
- Có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.
(3) Hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định).
Cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản.
- Bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
(4) Hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Trường hợp này cũng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025, số 91/2025/QH15: Dữ liệu cá nhân của người lao động chỉ được lưu giữ trong thời hạn theo quy định pháp luật hoặc theo thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên. Khoản 2 điểm c Điều 25 quy định:
Luật Việc làm 2025 (số 74/2025/QH15), có hiệu lực từ 01/01/2026, giữ nguyên công thức tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng bổ sung mức trần tối đa và quy định lại thời gian hưởng. Theo khoản 1 và 2 Điều 39 Luật Việc làm 2025: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng gần nhất Tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại tháng cuối cùng đóng BHTN.
1. Từ ngày 01/6/2025, dừng thu đoàn phí và kinh phí công đoàn của doanh nghiệp? Theo Công văn 4133/TLĐ-ToC (ban hành ngày 23/5/2025), một trong số các nhiệm vụ quan trọng mà các công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn sẽ thực hiện là việc sắp xếp, giải thể và dừng thu đoàn phí. Cụ thể (1) Sắp xếp, giải thể tổ chức: Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hưởng 100% lương từ ngân sách nhà nước và lực lượng vũ trang sẽ phải tiến hành giải thể, hạ cấp tổ chức. Đồng thời, các ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn của các đơn vị này sẽ chấm dứt hoạt động theo tinh thần của Nghị quyết 60-NQ/TW. Thời gian hoàn thành việc giải thể tổ chức công đoàn và chấm dứt hoạt động của các cơ quan công đoàn này là trước ngày 15/6/2025.
5 trường hợp nhận tiền vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế Không phải mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản đều bị đánh thuế, nhưng để tránh các rủi ro pháp lý và truy thu thuế ngoài ý muốn, người dân cần lưu ý có 05 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân sau đây: - Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập tương tự chưa được quyết toán thuế Đây là loại thu nhập chịu thuế phổ biến nhất. Khi bạn nhận lương, thưởng, phụ cấp và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công từ người sử dụng lao động (công ty, tổ chức), khoản tiền này sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi chi trả cho người lao động. Tuy nhiên, nếu bạn có thu nhập từ hai nơi trở lên, bạn phải tự quyết toán thuế với cơ quan thuế vào cuối năm. Mọi khoản tiền lương nhận qua tài khoản đều được ghi nhận và là cơ sở để cơ quan thuế đối chiếu.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !