Ngày đăng tin : 14/12/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Chứng từ khấu trừ thuế TNCN xuất sau thời điểm chi trả thu nhập?
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN phải được xuất (lập) tại thời điểm tổ chức chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động. Theo đó, chứng từ khấu trừ thuế TNCN không được xuất sau thời điểm chi trả thu nhập.
Cụ thể, Điều 31 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định rõ, tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân phải lập chứng từ giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế.
Tuy nhiên, điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định, việc cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN được thực hiện theo yêu cầu của người có thu nhập bị khấu trừ thuế.
Tức là, tổ chức chi trả thu nhập phải lập chứng từ tại thời điểm thực hiện khấu trừ thuế TNCN nhưng chỉ phải cấp và giao chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động bị khấu trừ thuế khi người này có yêu cầu.
Theo điểm b khoản 2 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, chứng từ khấu trừ thuế TNCN được cấp cho người lao động như sau:
- Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động/ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Có quyền yêu cầu tổ chức/cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế/cấp 01 chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong 01 kỳ tính thuế.
- Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên: Tổ chức/cá nhân trả thu nhập chỉ cấp 01 chứng từ khấu trừ trong 01 kỳ tính thuế.
- Đối với cá nhân ủy quyền quyết toán thuế: Không cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, tổ chức/cá nhân chi trả thu nhập phải xuất chứng từ ngay tại thời điểm thực hiện khấu trừ thuế TNCN mà không được xuất sau. Các doanh nghiệp cần lưu ý phân biệt thời điểm xuất (lập) chứng từ khấu trừ thuế TNCN với thời điểm cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động để tránh thực hiện không đúng quy định của pháp luật.
2. Nội dung chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020 của Chính phủ, chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử có các nội dung sau đây:
3. Có phải báo cáo chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử không?
Từ 01/07/2022, doanh nghiệp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Theo đó, doanh nghiệp khấu trừ thuế được tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử, không bắt buộc phải đăng ký, thông báo phát hành, chuyển dữ liệu điện tử đến Cơ quan Thuế.
Khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế với cơ quan thuế.
Như vậy, hiện nay, doanh nghiệp không phải báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế như trước đây.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Phẫu thuật thẩm mỹ có được hưởng BHYT không? Đầu tiên có thể khẳng định, phẫu thuật thẩm mỹ là dịch vụ không được bảo hiểm y tế thanh toán, có nghĩa không được hưởng bảo hiểm y tế. Bởi căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2008 thì: "Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế ... 6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. ..." Như vậy, một trong các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế đó là sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Nội dung này nêu tại Thông tư 87/2024/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 212/2015/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành. Theo đó, tại Thông tư số 87/2024/TT-BTC Bộ Tài chính bãi bỏ toàn bộ Thông tư 212/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Cụ thể, các quy định về chi phí thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới và các mức ưu đãi cụ thể tại Thông tư 212/2015/TT-BTC sẽ không còn được áp dụng từ 10/02/2025.
Nội dung này được quy định tại Luật sửa đổi 09 Luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân,… được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2024. Cụ thể tại khoản 6 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế như sau: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót trong trường hợp: - Trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra;
Đề xuất quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Tại khoản 1 Điều 95 Dự thảo Luật Việc làm mới nhất quy định như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, dự thảo mới đã đề xuất mức hưởng trợ cấp hằng tháng không còn quy định mức tối đa là không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như hiện hành nữa mà quy định chung đối với tất cả người lao động là: “tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp”
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !